Câu 2. Để tạo ra sự nhiễm điện thì vật cần cọ xát vớI mảnh len là:
A. mảnh ni lông B. thước nhựa C. thanh thuỷ tinh D. mảnh len
Câu 3. Một vật trung hoà về điện bị mất bớt electron sẽ trở thành:
A. mang điện dương. B. Các câu A, D đúng.
C. không xác định được mang điện loại nào. D. mang điện âm.
Câu 4. Sau khi cọ xát vật A vào vật B nếu vật A tích điện âm thì vật B ……………. Và hai vật ………………….
A. tích điện âm, đẩy nhau. B. tích điện dương, hút nhau.
C. không tích điện, hút nhau. D. tích điện dương, đẩy nhau.
Câu 5. Kết luận nào dưới đây là sai
A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua là một nam châm gọi là nam châm điện.
B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép.
C. Khi đổi chiều dòng điện trong cuộn dây thì tính chất của 2 cực từ của nam châm điện vẫn không thay đổi.
D. Cũng như nam châm, nam châm điện có 2 cực từ.
Câu 6. Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào sau đây là không có ích:
A. nồi cơm điện B. bếp điện C. quạt điện D. bàn là (ủi) điện
Câu 7. Lấy một thước nhựa cọ xát vào một miếng vải khô. Kết quả xảy ra là:
A. thanh thước nhựa và miếng vải nhiễm điện
B. thanh thước nhựa không nhiễm điện, miếng vải nhiễm điện
C. không có vật nào bị nhiễm điện
D. thanh thước nhựa nhiễm điện, miếng vải không nhiễm điện
B. vật nhiễm điện dương (+)
B