Trong bài đọc ngu Công xã Trịnh tường 3 từ đơn và 3 từ ghép
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Trả lời: Để đưa được nước về thôn, ông Lìn đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Tìm được nguồn nước, ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Trả lời: Nhờ có mương nước, đồng bào Phìn Ngan đã thay đổi tập quán canh tác: không làm mương như trước mà trồng lúa nước, trồng lúa cao sản, năng suất, sản lượng cao, không còn hộ đói. Đặc biệt là nạn phá rừng đã được chấm dứt. Cuộc sống của người dân ngày một phát triển.
Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì đế giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Trả lời: Để giữ rừng, bảo vệ dòng nước, ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Trả lời: Câu chuyện đã giúp em hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.
- Muốn chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, phải có ý chí, quyết tâm, phải suy nghĩ, sáng tạo tìm biện pháp tốt nhất để thay đổi cách làm ăn cổ lổ, lạc hậu trong hiện tại; tìm đến với cách làm tiên tiến, khoa học. Đồng thời phải học tập cách làm ăn tốt ở những nơi khác về áp dụng cho nơi mình; vận động mọi người cùng tham gia. Chỉ có như vậy mới mong có được cuộc sống hạnh phúc.
* Nội dung chính: Ca ngợi tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán làm ăn của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm thay đổi cuộc sống từ nghèo đói vươn lên ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc một vùng cao.
Câu 1:Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Đào ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.Tìm được rồi ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Em hiểu ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho gia đình mình và làm cho bà con trong thôn từ nghèo đói vươn lên có mức sống khá. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.
Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho gia đình mình và làm cho bà con trong thôn từ nghèo đói vươn lên có mức sống khá. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.
Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên
- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.
- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :
Câu ghép | Cách nối các vế câu | Cách sắp xếp các vế câu |
a | Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả. | -Vế 1 chỉ nguyên nhân - Vế 2 chỉ kết quả |
b | Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ. | - Vế 1 chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân |
II - Luyện tập
(1) Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:
a)
(1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
b)(2)Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Câu ghép | Vế nguyên nhân | Vế kết quả | QHT, cặp QHT |
1 | Bác mẹ tôi nghèo (vế 1) | Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2) | Bởi chưng - cho nên |
2 | Nhà nghèo quá (vế 1) | Chú phải bỏ học (vế 2) | Vì |
3 | Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2) | Lúa gạo quý (vế 1) | Vì |
4 | Nó đắt và hiếm (vế 2) | Vàng cũng quý (vế 1) | Vì |
(2) Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết) :
Câu ghép | Câu ghép mới |
1 | M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi |
nghèo. | |
2 | -> Chủ phải bỏ học vì nhà nghèo quá. |
Vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học. | |
3 | Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa |
gạo nên lúa gạo rất quý. | |
4 | -> Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý. |
3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :
a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".
4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.
c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.