K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2022

Nhật Bản là cường quốc thứ 2 của kinh tế thế giới.

 Là nước đông dân.
- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần → Dân số già.
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.
- Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
- Giáo dục được chú ý đầu tư.

  
17 tháng 12 2023

trl đi nèo :>>>>>>hihi

16 tháng 8 2023

tham khảo

a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

Loại văn bản

Đặc điểm nổi bật

Nghị luận

Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.

- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Thông tin

- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.

Ví dụ:

Lớp

Bài nghị luận văn học

Bài đọc hiểu liên quan

Lớp 6

- Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

- Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

- Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)

- Ca dao Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

Lớp 7

- Ông Đồ - Vũ Đình Liên

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)

- …

- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)

- Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

- …

Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp

Bài nghị luận xã hội

Vấn đề của đời sống

Lớp 6

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).

- Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)

Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)

Lớp 7

- Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)

- Tiếng gà trưa

- Ca Huế

- …

Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người

c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.

Ví dụ:

Lớp

Nội dung đề tài

Hình thức văn bản

Lớp 6

- Về một sự kiện (lịch sử)

- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..)

- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian

- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả

Lớp 7

- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.

 

 

 
12 tháng 9

Hỏi là gì vậy bn

27 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền và bờ biển uốn khúc ( hình chữ S ) theo nhiều hướng và dài trên 3260km

- Về mặt tự nhiên:

+ Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

27 tháng 3 2022

refer

 

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền và bờ biển uốn khúc ( hình chữ S ) theo nhiều hướng và dài trên 3260km

- Về mặt tự nhiên:

+ Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

10 tháng 12 2016

- Các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng về phía biển hằng năm có mưa khá nhiều, sâu trong nội địa lượng mưa giảm nhanh chóng, thực vật chủ yếu là xavan và cây bụi.

- Lùi xuống phía Nam là hoang mạc Xa- ha- ra, khí hậu khô, nóng và ít mưa. Thực vật nghèo nàn, thưa thớt.

chúc bạn học tốt

12 tháng 12 2016

ở rìa phía Tây Bắc là dãy núi trẻ duy nhất ở Châu Phi , các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng về phía biển , có mưa khá nhiều , rừng sồi và dẻ mọc rậm rạp . Vào sâu trong nội địa mưa ít , chỉ có xavan và cây bụi phát triển. Về phía Nam là hoang mạc Xa-ha-ra khí hậu khô và nóng, lượng mưa ít , thực vật nghèo nàn với những bụi quả thưa thớt . Các ốc đảo có mạch nước ngầm , thực vật chử yếu là cây chà là

Đúng 100% ha

4 tháng 12 2018

Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Một số đặc điểm nổi bật:

-Nhập cư: Bắt nguồn từ 1492. Đỉnh cao là trong giai đoạn 1790 đến 1994, có hơn 64 triệu người nhập cư từ Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Mỹ La Tinh đến Hoa Kì. Tính đến năm 2015, có khoảng 43 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ và con số đó là khoảng 50 triệu người vào năm 2020

-Chủng tộc: Có 3 loại chủng tộc chính là Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít.

Tác động:

-Nhập cư: Giúp cho nước Mỹ có nguồn lao động dồi dào, có trình độ và giàu kinh nghiệm để phát triển kinh tế, xã hội

-Chủng tộc: Giúp Mỹ trở thành một quốc gia đa văn hóa, đa tôn giáo

28 tháng 7 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất đai

Địa hình

+ Đặc điểm: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Can-tô nằm trên đảo Hôn-su.

Ảnh hưởng: Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.

Đất đai

+ Đặc điểm: Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,...; tài nguyên đất rất hạn chế với diện tích đất canh tác chi chiếm khoảng 11% diện tích lãnh thổ.

+ Ảnh hưởng: thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau; tuy nhiên, do diện tích đất canh tác rất hạn chế nên đặt ra vấn đề phải sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

b) Khí hậu:

- Đặc điểm:

+ Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp; phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.

+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

Ảnh hưởng: Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

c) Sông, hồ

Đặc điểm:

+ Sông: Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan. Một số sông lớn như Sin-a-nô, Tôn,...

+ Nhật Bản có nhiều hồ, nhưng chủ yếu là hồ nhỏ, lớn nhất là hồ Bi-oa (Biwa).

Ảnh hưởng:

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Hồ ở Nhật Bản không chỉ cung cấp nước cho đời sống và sản xuất mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng.

d) Sinh vật

- Đặc điểm: Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020). Rừng lá rộng chiếm ưu thế, một số ít là rừng lá kim, phân bố ở các đảo phía bắc.

- Ảnh hưởng:

+ Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch. Một số vườn quốc gia là địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản như vườn quốc gia Phu-gi Ha-cô Ni-giu, Nic-cô, Y-ô-si-nô Cu-ma-nô,...

e) Khoáng sản

Đặc điểm: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Nhật Bản chỉ có một số loại như: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, vàng,... với trữ lượng không đáng kể, phân bố tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Hôn-su và Hốc-cai-đô.

Ảnh hưởng: Để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản.

g) Biển

- Đặc điểm:

+ Nhật Bản có vùng biển rộng lớn thuộc biển Nhật Bản, biển Ô-khốt và Thái Bình Dương.

+ Các vùng biển của Nhật Bản đều nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.

Ảnh hưởng:

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú: giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển lớn như: Na-gôi-a, Ô-xa-ca, Y-ô-cô-ha-ma, Tô-ky-ô,...; vùng biển xung quanh Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường cá lớn, tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản; dọc bờ biển Nhật Bản có nhiều bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển du lịch biển.

+ Tuy nhiên, vùng biển của Nhật Bản cũng gặp nhiều thiên tai (bão, sóng thần,...), gây thiệt hại cho đời sống và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Các vùng kinh tế của Nhật Bản gắn với 4 đảo lớn là: Hôn-su; Hốc-cai-đô; Kiu-xiu; Xi-cô-cư và các đảo ven bờ

- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

+ Vùng có diện tích lớn nhất (chiếm 61% diện tích), dân số đông nhất, tập trung hầu hết ở các thành phố lớn của Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tô-ky-ô. Khí hậu phân hóa đa dạng, đường bờ biển dài với nhiều vịnh, cơ sở hạ tầng hiện đại,...

+ Vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng như hóa chất, điện tử - tin học, hóa dầu, đóng tàu,... Phần lớn trung tâm công nghiệp phân bố phía nam của đảo dọc theo bờ biển Thái Bình Dương như: Tô-ky-ô, Y-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê,...

+ Nông nghiệp phát triển mạnh ở phía bắc, là vùng sản xuất lúa gạo lớn, ngoài ra còn có chè, đậu tương, hoa quả và chăn nuôi bò.

+ Các ngành dịch vụ rất phát triển như du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải,...

- Vùng kinh tế đảo Hốc-cai-đô:

+ Là vùng có diện tích rừng lớn, chiếm gần 1/4 diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản, khí hậu có 4 mùa rõ rệt, vùng biển có nhiều ngư trường lớn, mật độ dân số thấp nhất.

+ Vùng tập trung một số ngành công nghiệp như khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy, thực phẩm, khai thác than, luyện kim đen. Các trung tâm công nghiệp như: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran,…

+ Là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, đứng đầu về sản lượng một số sản phẩm như lúa mì, đậu tương, củ cải đường, thịt bò,...

+ Ngành du lịch ngày càng phát triển với nhiều hoạt động thu hút du khách như tham quan suối nước nóng, công viên quốc gia hay tham gia các môn thể thao mùa đông.

- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

+ Nằm gần với các quốc gia ở châu Á, khí hậu cận nhiệt đới với lượng mưa lớn, đất nông nghiệp màu mỡ, là nơi có núi lửa hoạt - động mạnh,...

+ Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía bắc: sản xuất ô tô, hóa chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-i-ta…

+ Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả.

+ Hoạt động thương mại phát triển, là cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế, cảng quan trọng nhất của vùng là Na-ga-xa-ki.

- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

+ Có đường bờ biển với phong cảnh đẹp, khí hậu cận nhiệt đới, vùng có lịch sử lâu đời, còn lưu giữ nhiều công trình cổ kính, lễ hội truyền thống,...

+ Ngành công nghiệp có quy mô không lớn, chủ yếu là công nghiệp thực phẩm, hóa chất,... Trung tâm công nghiệp là Cô-chi (Kochi).

+ Sản xuất nông nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, với các cây trồng chính là chè, cây ăn quả,...

+ Các nét đẹp văn hóa truyền thống còn được lưu giữ, thu hút khách du lịch