K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

trong tập một của ngữ văn chín có tổng cộng 6 bài về truyễn kiều

14 tháng 3 2021

6 truyễn kiều

11 tháng 3 2021

5 bài truyện Kiều

11 tháng 3 2021

trong tập một của ngữ văn chín có tổng cộng 6 bài về truyễn kiều

11 tháng 3 2021

tổng cộng có 5 nếu không tính phần nói về truyện kiều của nguyễn du

26 tháng 6 2021

Bài 1:

Sai đề

Bài 2:

Tuổi của Đức Anh là:

     16 + 2= 18 ( tuổi )

            Đáp số: 18 tuổi

26 tháng 6 2021

Bài 1 : ko liên quan đến cây xoài

Bài 2 :

Tuổi của Đức Anh là :

16 + 2 = 18 ( tuổi )

                 Đáp số :..........

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết:

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

8 tháng 3 2023

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

 

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

4 tháng 4 2017

A . có 10 học sinh giỏi 3 môn.

B . có 65 học sinh giỏi ngoại ngữ.

C.có 25 học sinh giỏi chỉ 1 môn.

4 tháng 4 2017

Đáp án:

a. 10 Hs giỏi 3 môn

b. 65 Hs giỏi ngoại ngữ

c. 25 Hs chỉ giỏi một môn

 Nhớ tk nha!

BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂNĐó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN

Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe.

Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn:

“Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong”.

Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.

[...] Theo thầy Đức Anh, một năm học không chỉ kết thúc bằng một lễ tổng kết mà người giáo viên sẽ vẫn có thể dạy học sinh những bài học về sự tử tế và chân thành, bằng cách này hay cách khác. “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”, thầy Đức Anh bày tỏ.

(Yến Hoa – Báo “Giáo dục” – Thứ tư, 3/6/2019)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong những câu in đậm ở đoạn trích.

Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn văn cuối.

Câu 3. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Theo em, vì sao thầy Đức Anh không trực tiếp giao bài tập cho học sinh mà lại đựng bài tập trong những bao thư và gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh?

Câu 5. Trong 6 bài tập của thầy Đức Anh, em tâm đắc với bài tập nào nhất? Vì sao? (Trả lời khoảng từ 3 – 5 dòng)

2

Tham khảo:

Câu 1

- Phép lặp: trưởng thành

- Phép nối: Nhưng

Câu 2

Lời dẫn trực tiếp: “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”

Câu 3

Thành phần biệt lập thành phần phụ chú ( giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) 

Câu 4

Đó là bởi thầy giáo muốn tạo bất ngờ cho học sinh, đồng thời để cho các phụ huynh có thể thấu hiểu con cái mình hơn và có những hành động tích cực, đúng đắn

Câu 5

Bài tập mà em ấn tượng nhất đó là bài tập số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý. Bởi vì điểm số chỉ phả ánh nhất thời chứ không thể hiện hết quá trình học tập của con người. Chỉ cần mỗi người học sinh cố gắng hết sức mình, khi đó điểm số không còn là thứ quá to tát nữa. Và cũng bởi gia đình là nơi ta tìm về, là nơi ta sẻ chia, trao nhau những cái ôm, những lời động viên tinh thần. Gia đình sẽ là nơi chữa lành những tổn thương, nỗi buồn trong mỗi con người. 

16 tháng 2 2022

Số cây hoa hồng trắng trong vườn là:

      424+120=544(cây)

                   Đáp số:  544 cây hoa hồng trắng

HT

số cây hồng trắng trong vườn là

424+120=544(cây hoa)

đs...............

HT

1 tháng 7 2021

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn

II. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn là gì?

Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.

- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.

* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.

- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.

- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".

* Lật lại vấn đề:

- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.