Bàn về lòng biết ơn dũng cảm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách.
Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm.
Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra. Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn. Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người.
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.
Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.
Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.
Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.
Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.
Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.
Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.
Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.
Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.
Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.
Lòng dũng cảm chính là động lực giúp ta vượt qua những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống, nó là một điều rất quan trọng mà mỗi người cần có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin.
những việc đc coi là lòng dũng cảm: cứu người, hi sinh bản thân vì người khác
trái với lòng dũng cảm là: yếu đuối và hèn nhát
Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.
Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.
Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.
Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.
Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.
Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.
Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.
Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.
Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.
nhớ cho mình na
hok tốt
Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.
Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.
Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.
Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.
Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Sống có lòng biết ơn là lối sống cao đẹp. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.
Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.
Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành động cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.
Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người. Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.