K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Đặc điểm sinh thái của Cây tre

Tre là một loài sinh sản hữu tính bằng việc đẻ nhánh từ gốc hình thành những cây non. Cây tre thường mọc thành từng khu, một số ít mọc thành các cá thể riêng lẻ. Cây tre sống tại khắp mọi nơi, tái sinh tốt từ những phần đốt có rễ. Từ những nơi khô trên núi đến ven sông suối

4 tháng 1 2022
Tham khảoĐặc điểm sinh thái của Cây tre

Tre là một loài sinh sản hữu tính bằng việc đẻ nhánh từ gốc hình thành những cây non. Cây tre thường mọc thành từng khu, một số ít mọc thành các cá thể riêng lẻ. Cây tre sống tại khắp mọi nơi, tái sinh tốt từ những phần đốt có rễ. Từ những nơi khô trên núi đến ven sông suối.

6 tháng 3 2016

-Cây thường sống ở những môi trường:
+Dưới nước.
+Trên cạn.
+1 số nơi khác như: khô hạn, băng giá, bãi lầy, …

23 tháng 7 2019

    - Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến, ong,… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư…

    - Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

    - Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

      + Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

      + Nhờ có cạnh tranh mà mật độ quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thài các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

1 tháng 5 2019

 - Môi trường sống: vừa ở nước vừa ở cạn

   - Da: da trần, ẩm ướt

   - Cơ quan di chuyển: di chuyển bằng 4 chi

   - Hệ tuần hoàn: tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha

   - Sự sinh sản: thụ tinh ngoài, trong môi trường nước

   - Sự phát triển cơ thể: nòng nọc phát triển qua biến thái

   - Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: là động vật biến nhiệt

13 tháng 12 2022

* Khái niệm

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

* Đặc điểm

Đặc điểm chung của môi trường là:

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

* Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

10 tháng 10 2018

Đáp án : A.

9 tháng 2 2017

1.

a ) Nền công nghiệp hiện đại :

- Cuộc cách mạng công nghiệp từ những năm 60 của TK XVIII.

-> Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm nhất ( cách đây 250 năm ) .

- Trang bị nhiều máy móc , thiết bị tiên tiến .

->3/4 sản phẩm công nghiệp của Thế giới là do đới ôn hòa cung cấp .

b) Cơ cấu đa dạng :

-Công nghiệp khai thác : Khai thác khoáng sản ; khai thác rừng ; ... Phân bố ở Đông Bắc Hoa Kỳ , Uran ; Xibia ; Phần Lan ; Canada .

-Công nghiệp chế biến : Là thế mạnh nổi bật và rất đa dạng từ các nghành truyền thông đến các nghành công nghiệp hiện đại .

nguyên nhân , hậu quả : Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...

Con người cần :

- Thực hiện nghị định thư ki ô tô.

- Ko xả rác bừa bãi .

- Bảo vệ tầng ôzôn .

- Ngăn khí thải bị thải lên bầu trời .

- Ra sức tuyên truyền .

- Trồng cây xanh .

9 tháng 2 2017

- các môi trường địa lý :

+ môi trường xích đạo ẩm

+ môi trường nhiệt đới

+ môi trường nhiệt đới gió mùa

+ môi trường hoang mạc

+ môi trường đới ôn hòa

+ môi trường đới lạnh

+ môi trường vùng núi

- việt nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa

- đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa :

+)Mưa tập trung theo mùa và gió mùa:

+) Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.

+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.

+)Nhiệt độ trung bình trên 20-độ-C.

+)Mưa trung bình trên 1000mm.

+)Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...

+)Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.

+)Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng vụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn...

+)Động vật trên cạn dưới nước đều phong phú.

+)Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.

+)Là nơi tập trung đông dân trên thế giới.
25 tháng 3 2023

Môi trường sống của cây dương xỉ là ở những khu rừng nhiệt đới cận xích đạo, các vùng núi cao, những nơi có độ ẩm cao và bóng râm, ít có ánh nắng mặt trời. Hiện nay với sinh học phát triển, dương xỉ đã được trồng khắp nơi kể cả trong nhà lẫn ngoài trời miễn là môi trường đó cung cấp đủ độ ẩm, nước và bóng râm.

27 tháng 1 2016

* Đặc điểm tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng về giống loài và chủng loại:
- Về thực vật: ta có 14624 loài trong đó có 354 loài gỗ, 1500 loài dược liệu, 650 loài rong.
- Về động vật: có 11217 loài trong đó có 265 loài thú, hơn 1000 loài chim, 349 loài bò sát, 2000 loài cá biển, 500 loài cá
nước ngọt, 70 loài tôm, 50 loài cua và 2500 loài nhuyễn thể…
Trong tài nguyên sinh vật có 2 loại tài nguyên có trữ lượng lớn nhất đó là tài nguyên hải sản và tài nguyên rừng.
- Tài nguyên hải sản: do nước ta có vùng biển rộng, lại là vùng biển nóng nên có trữ lượng hải sản khá lớn với tổng trữ
lượng hải sản từ 3- 3,5 triệu tấn/năm. Trong đó khả năng có thể đánh bắt được từ 1,2- 1,4 triệu tấn/năm và sản lượng đánh
bắt thực tế hiện nay được 700 ngàn tấn cá và 50 - 60 ngàn tấn tôm, mực.
- Tài nguyên rừng có những đặc điểm chính sau:
+ Rừng nước ta là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nhiều tầng (có thể từ 3 ® 5 tầng) với dây leo chằng chịt.
+ Rừng nước ta có sinh khối lớn trung bình đạt từ 20 - 30 tấn khô/ ha/năm.
+ Rừng nước ta cấu trúc hệ sinh thái rất phức tạp vì đó là rừng nhiều tầng nên rất mỏng manh. Vì vậy nếu khai thác bừa bãi
thì nhanh chóng bị cạn kiệt.
+ Rừng nước ta phân hoá rất rõ theo chiều cao:

· ở độ cao dưới 500 - 600m là rừng nhiệt đới ẩm với các loài thực vật, động vật rất phong phú điển hình là các loài cây
họ dầu: dổi, de, chò chỉ, hồ đào…mà điển hình như rừng Cúc Phương, rừng Ba Bể. Còn động vật rất phong phú bởi nhiều loài thú,
nhiều loài chim: hổ, bò tót, voi, tê giác…
· Từ độ cao 600 - 1600m là đai rừng cận nhiệt đới với các loài thực vật điển hình: các loài lá kim (thông, pơmu). Còn
động vật vẫn còn khá phong phú nhưng chủ yếu là các loài chồn, cáo, chim…
· Từ độ cao 1600 - 2400m là đai rừng phát triển trên đất mùn Alit trong đó các loài thực vật thì nghèo nàn chủ yếu là các
loài thiết xam, đỗ quyên. Còn động vật rất nghèo nàn và ở đai rừng này đã xuất hiện rừng phấn rêu trên cao hơn nữa thì không còn
rừng.
· Ngoài 3 đai rừng nêu trên nước ta còn một số loại rừng khác nữa đó là rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài sú, vẹt,
bần, đước…nhiều loài chim, ong mật và hải sản mà tập trung diện tích lớn nhất ở rừng chàm U Minh (Cà Mau); rừng phát triển trên
nền đá vôi với các loài thực vật chủ yếu là gỗ, trai, nghiến, ôrô…Còn động vật chủ yếu là sơn dương, hươu; rừng Savan chuông bụi
phát triển trên những vùng đất khô hạn ở NThuận và BThuận với các loài thực vật chủ yếu là cây bụi, cây gai, cỏ…Còn động vật
chủ yếu là chim sẻ và các loài gặm nhấm.
· Sự chứng minh trên chứng tỏ tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng và rất giàu về nguồn gen. Nhưng do nhiều
năm bị con người khai thác bừa bãi nên tài nguyên sinh vật nước ta đang có xu thế suy thoái và cạn kiệt nhanh.

* Những giá trị của tài nguyên sinh vật với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
- Giá trị với phát triển kinh tế:
+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước
hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai
thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…
+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.
· Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…
· Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây,
mộc nhĩ, sa nhân.
· Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi
mồi, trai ngọc...
· Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…

Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất
khẩu thương mại.
- Giá trị đối với môi trường.
+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển.
Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão,
cát bay, cát lấn, sói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.
+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.
+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong
sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.