Đề 1:Kể một câu chuyện em từng chứng kiến hoặc tham gia hiện sự yêu thương (nhân ái)
Giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Chuyện về lòng nhân ái:
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.
Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.
Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.
- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
THAM KHẢO
Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và nắm chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.
Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh,liệt sĩ,Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh,liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tham hỏi sức khỏe và làm những việc vừa sức của mình.
Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc,giúp đỡ chú Thắng bị cụt 2 chân hồi đánh Mĩ.Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nang kẹp hai bên nách.Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng,chú còn phải đi bán thêm vé số để có thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III.Vợ của chú đi làm thuê làm mướn,ai thuê gì làm nấy.
Hàng tuần,vào ngày chủ nhật,chúng em gồm 10 bạn đi đến nhà chú Thắng làm những công việc:quét dọn nhà cửa,chăm sóc vườn rau,kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu,khạp.Viếc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng.Chú khen chúng em ngoan,biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em rằng phải cố gắng học hành cho giỏi.
BẠN THÍCH THAY TÊN GÌ THÌ THAY NHÉ
Chúng ta được sinh ra trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao, nhưng sống để hòa đồng, để yêu thương chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau mới là hạnh phúc thật sự. Điều mà tôi muốn nói đến đây là lòng yêu thương con người. Trong đời sống cần phải có lòng thương yêu giữa người với người, như vậy gia đình mới hạnh phúc, xã hội được an ổn và cao hơn nữa là đem lại vùng trời bình yên cho thế giới.
Cho nên mới nói yêu thương là hạnh phúc cao nhất trong mỗi con người. Nhưng chúng ta phải thực hiện lòng yêu thương này như thế nào cho phù hợp mà không thiên về một phía nào. Trước tiên, chúng ta muốn thương yêu chia sẻ với người thì ta hãy yêu thương chính bản thân mình trước. Hãy sống một cách chân thật trong sáng, như vậy tình thương của chúng ta mọi người mới dễ dàng đón nhận. Gần hơn nữa là người thân trong gia đình, bởi cha mình không thương, mẹ mình không thương, mà thương yêu người khác thì có phải chăng là mưu đồ đạt được mục đích gì nơi người này chăng? Sau đó mới đem tình thương này đến chia sẻ với mọi người xung quanh. Nếu không làm được như vậy thì tình thương này không thể gọi là lòng yêu thương con người được. Bởi tình thương này không chân thật, không trong sáng, nên ít có ai đón nhận tình thương này vì nó chứa đầy sự giả dối. Khi chúng ta thực hiện lòng yêu thương con người thì phải biết quý trọng và quan tâm đến người khác, chúng ta phải tạo được lòng tin trong con người của họ.
Lòng thương yêu này không hạn chế ở một phương diện nào, mà luôn dang rộng vòng tay để chào đón mọi người. Không ghen tỵ, đố kỵ với sự thành đạt của người, không chê bai ghét bỏ khi người vấp phải sự thất bại, mà khi ấy ta hãy hóa thân thành một người bạn cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, thành công và thất bại, để họ đứng lên và vươn lên cao hơn nữa với sự thành công của mình, đó mới là một tình thương trọn vẹn. Cổ đức có câu: “Sanh ngã giả phụ mẫu, thành tác giả bằng hữu”. Chúng ta muốn thành công, thành đạt trong cuộc đời này thì hãy thương yêu con người, vì những người này sẻ là người bạn tốt của chúng ta, giúp cho chúng ta trở thành hoàn thiện. Chúng ta thương yêu bằng cả tấm lòng của chính mình, cả vật chất lẫn tinh thần, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. Khi có một người nào đó gây cho ta khổ đau thì chúng ta cũng nên khoan dung tha thứ cho họ bằng tình thương và lòng quan tâm giúp đỡ. Cũng như vậy, chúng ta hãy biết chia sẻ lòng yêu thương với tất cả mọi người, mọi loài nhất là bây giờ hãy chung tay giúp đỡ đất nước Nhật Bản vừa qua đã bị một trận thiên tai rất nặng nề. Chính vì vậy chúng hãy giúp đỡ bằng lòng yêu thương trọn vẹn, không chỉ về tiền tài vật chất, mà còn phải củng cố tinh thần cho họ nữa. Chúng ta hãy gom tâm thành cầu nguyện cho họ được vạn sự bình an, muôn điều phước lạc, và nhất là người quá vãng thì siêu sanh tịnh độ. Điều gì đáng quý hơn khi chúng ta thực hiện trọn vẹn tình thương giữa con người với con người? Chúng ta thử nghĩ xem nếu nhân rộng tình thương này ra toàn thế giới, mọi người đều thương yêu chăm sóc lẫn nhau, cùng dìu nhau đi đến chân thiện mỹ, thì làm sao có thể có chiến tranh, bạo loạn, hay các vấn đề xã hội? Như vậy lòng yêu thương con người không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta, nó là một nhân tố cấu tạo nên hòa bình và sự vắng mặt của chiến tranh đàn áp.
Trong lòng thương yêu này luôn ẩn chứa một phẩm giá tốt đẹp của mỗi con người, đó là đức tính hy sinh, khoan dung, và cần phải có đức tính nhẫn. Như vậy mới có thể giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách khi thực hiện trọn vẹn sự yêu thương này. Trong yêu thương, không thể thiếu đức tính nhẫn. Nên người xưa có câu: “Có khi nhẫn để yêu thương. Có khi nhẫn để tìm đường lo toan. Có khi nhẫn để vẹn toàn. Có khi nhẫn để tránh tàn hại nhau”. Chúng ta muốn thực hiện trọn vẹn tình thương yêu đó thì hãy tập cho mình những đức tính tốt đẹp như: nhẫn nhục, khoan dung, tha thứ, nhường nhịn… và biết hy sinh. Phàm là một con người thì phải biết thương yêu chia sẻ lẫn nhau, nó xuất phát từ bản chất tự nhiên của cuộc sống trong ca dao cũng nói lên được điều này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Nghĩa là chúng ta sinh ra trong một cộng đồng, cùng chung tộc loại thì cần phải thương yêu lẫn nhau, không phân biệt người đó ở đâu, xứ nào, hễ sinh ra trên cõi đời này điều đầu tiên cần phải biết đó là lòng thương yêu giữa người với người. Nếu con người chúng ta bị tách ra khỏi cộng đồng thì chắc chắn rằng không thể nào mà tồn tại được. Cho nên chúng ta muốn tồn tại, phát triển và trưởng thành hãy sống hòa đồng vào xã hội.
Trong mỗi thời đại, tình yêu thương luôn luôn cần và đủ để thực hiện một cách trọn vẹn. Yêu thương con người vốn là đức tính cao đẹp theo dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc từ xưa đến nay. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và phát huy đức tính cao đẹp ấy.
Do đó chúng ta phải giữ gìn xây dựng, vun bồi lòng yêu thương và hoàn thiện con người trong mỗi lúc mỗi nơi. Phải biết tôn trọng môi trường sống, môi trường làm việc của mỗi người. Bên cạnh đó chúng ta hãy sống một cách thiểu dục tri túc, không xa xỉ lãng phí, không xa hoa phung phí. Có như vậy chúng ta mới hoàn thiện được nhân cách của con người.
Lòng yêu thương con người đem lại hạnh phúc cho nhân loại, vì vậy hãy dành tình yêu thương của mình cho mọi người thật nhiều. Bởi yêu thương để sống, sống để yêu thương, đó mới chính là hạnh phúc cần có của con người. Nhất là trong thời đại hiện nay, thế giới đang phát triển, thì tuổi trẻ chúng ta phải có lòng yêu thương nhiều hơn, yêu thương để học tập, yêu thương để cống hiến. Giai đoạn này được coi là sự cống hiến hăng say nhất của tuổi trẻ. Chỉ có yêu thương mới có thể xoa dịu những ngăn cách giữa người giàu và nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Phải biết yêu thương gắn bó, cảm thông chia sẻ và đôi lúc phải nhẫn chịu, nhường nhịn để giải quyết những vấn đề khuất mắt. Như vậy sẽ tạo ra thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, ngày càng hạnh phúc văn minh và giàu đẹp.