K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

Tham khảo nè bà :33

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

28 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

    Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

     Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

     Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.

      Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.

     Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

...

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?

      Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.

12 tháng 11 2019

kham khảo 

Soạn bài Bếp lửa - loigiaihay.com

vào thống kê 

hc tốt 

16 tháng 1 2022

bạn có thể dựa vào 1 dàn ý  cuộc trò chuyện với đồ dùng học tập(gôm, tập, bút ....) có thể dựa vào đó để làm 1 dàn ý cho riêng mình
tự tọa được dàn ý cho riêng mình sẽ giúp bạn nhớ lâu đó nha:Đ

 

16 tháng 1 2022

vậy bạn cho mình cái đề trò chuyện với gom tập bút đi ạ, chứ mình k thấy trên gg