Đọc đoạn trích:
Hãy đánh thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích:
Hãy đánh thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đấy mà chỉ mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289 – 290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4: Theo anh (chị) quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực / tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?
(Đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn)