K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Gió theo lối gió, mây đường mây

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

   Dòng nước trôi nhẹ, ngọn gió hiu hiu thổi, những cánh hoa bắp lay lay, nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần da diết. Đấy là khung cảnh thiên nhiên có thực nhưng đồng thời cũng phản ánh tâm trạng của chính tác giả



 

26 tháng 4 2019

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.

28 tháng 2 2018

- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.

Khổ 1:Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.

Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng.

Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông

Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.

Khổ 2:Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió , mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.

Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng

Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ

17 tháng 5 2018

Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

    - Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

       + Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.

23 tháng 3 2022

Ẩn dụ
Tác dụng dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó

6 tháng 4 2020

Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi và đa tình. Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa:

Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…

Thơ ca viết về Huế vó nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), nhà thơ lỗi lạc trong Phong trào Thơ mới. Bài thơ có ba khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ. Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mặc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi “nắng mai lên”…Ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mông, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió nhưng “gió theo lối gió”, cũng có mây nhưng “mây theo đường mây”, mây gió đôi đường đôi ngả:

Gió theo lối gió/ mây đường mây

Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được lặp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoài cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử. Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả ruột gan, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bãi bờ đôi bên bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người. Hai câu thơ thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn. Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng cảnh đêm trăng trên sông Hương ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Khổ thơ trên đây, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mặc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”…

tham  khảo ạ

học tốt

Đáp án: 

B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

16 tháng 12 2021

Biện pháp so sánh từ "như" so sánh giữa cha và biển rộng mây trời

27 tháng 11 2021

a, PTBĐ: Biểu cảm

b, BPTT ẩn dụ "hoa", "ngọc"

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động hơn

Cho người đọc thấy vẻ đẹp của Thúy Vân trong trẻo, phúc hậu như hoa, như ngọc

c, Đoạn thơ cho người đọc thấy vẻ đẹp như hoa như ngọc, phúc hậu, dự báo số phận của nàng sẽ bình yên và yên ả.