K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thiên nhiên à?

4 tháng 1 2022

- Theo em chúng ta để ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta phải:

+ Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu.

+ Giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

+ Cắt giảm phát thải khí nhà kính.

4 tháng 1 2022

liên hệ bản thân ó bạn

 

- Xả rác ra môi trường

- Thiếu ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên rừng

- Chặt cây bừa bãi

- v.v...

28 tháng 2 2022

Những tác động của con người vào môi trường tự nhiên là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu. Từ việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại, đến tạo ra “hiệu ứng nhà kính” và làm Trái Đất nóng lên.

2 tháng 3 2023

Khí hậu ở một nơi tổng hợp các yếu tố thời tiết ( nhiệt độ , độ ẩm , lượng mưa , gió ,... ) của nơi đó , trong một thời gan dài và trở thành quy luật .

Những hành động để tránh biến đổi khí hậu :

+ Trồng nhiều cây 

+ Hạn chế dùng túi ni-lông

+ Bảo vệ rừng 

+ Dùng phương tiện công cộng 

 

 

 

 

Tui ko copy của ai nha

6 tháng 10 2018

Chọn đáp án b. Vi phạm pháp luật hình sự.

 Vì đây là một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015:

   Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

   1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

   2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

   a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

   b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

   3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

   4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2 tháng 5 2022

 Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển ; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

16 tháng 12 2017

Đáp án: D

thực vật cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, vận tốc dòng chảy thực vật làm dịu mát môi trường xung quanh và giảm thiểu thiên tai – SGK 148

15 tháng 3 2018

Đáp án D

Thực vật:

- Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy

- Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước

- Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp

14 tháng 11 2018

Đáp án: D

thực vật cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, vận tốc dòng chảy thực vật làm dịu mát môi trường xung quanh và giảm thiểu thiên tai – SGK 148

18 tháng 2 2022

Tham khảo:

Kính gửi bác… Chủ tịch UBND Thành phố…!

Cháu là … học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố mình. Nhân dịp cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51 diễn ra, cháu xin viết thư này gửi bác.

Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Chính vì vậy, cháu nghĩ rằng chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa. Không chỉ ở quy mô lớn, với các công ty, tổ chức chính phủ. Mà còn phải từ từng cá nhân, không phân biệt độ tuổi. Bởi chỉ khi từng người đều có ý thức gìn giữ môi trường sống chung, thì sức mạnh tập thể mới có thể phát huy tối đa được.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này. Và mong rằng sẽ sớm được cùng bác đồng hành trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu này!

Học sinh.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 số 2

…, ngày … tháng … năm 2021

Kính gửi ban lãnh đạo Thành phố…!

Ngày hôm nay, em viết bức thư này gửi các bác để được bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề khủng hoảng khí hậu.

Tuy chỉ là một học sinh nhưng em vẫn hiểu được sự đáng quan ngại đang tăng lên mỗi ngày của vấn đề này. Em cảm nhận được sự xấu đi của khí hậu qua những thông tin về thiên tai, dịch bệnh đang chiếu mỗi ngày trên tivi, báo đài. Bởi vậy, em chắc chắn rằng, đã đến lúc chúng ta phải thực sự hành động.

Và em cho rằng, cùng với nhà nước và các tập thể lớn mạnh, học sinh chúng em cũng có thể tham gia vào công cuộc này. Từ những việc nhỏ nhặt như trồng thêm cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp nhựa dùng một lần, tiết kiệm điện và nước sạch… Những hành động ấy của rất rất nhiều các bạn nhỏ trên cả nước, chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả tốt. Như Bác Hồ từng nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".

Cháu tin rằng dưới sự chỉ đạo của các bác, chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm chiến thắng cuộc khủng hoảng khí hậu này.

Học sinh.

18 tháng 2 2022

tham khảo:

Hòa Bình, ngày 12 tháng 1 năm 2021

Kính thưa bác Tống - hội trưởng hội phát thanh của tiểu khu 11. Cháu là Bích, một học sinh đang sống cùng gia đình trên địa bàn của tiểu khu chúng ta.

Cháu được biết đến bác qua những bài phát thanh buổi sáng và chiều tối. Những chủ đề, câu chuyện trong nước và quốc tế nổi bật được bác tổng hợp và đọc cho mọi người nghe thực sự rất bổ ích và có sức lan tỏa. Nhờ bác, mà tiểu khu chúng ta trở thành tiểu khu có đường phố sạch đẹp nhất thành phố suốt hai năm qua. Bởi vậy, bác chính là người mà cháu vô cùng ngưỡng mộ. Thế nên, khi cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 diễn ra, cháu đã nghĩ ngay đến bác và viết bức thư này.

Như bác cũng biết, hiện nay vấn đề khủng hoảng khí hậu đã và đang là một vấn đề nổi cộm và cần được giải quyết ngay của toàn xã hội. Bởi sự khủng hoảng ấy đem đến vô vàn những khó khăn, cản trở cho cuộc sống của người dân. Điều đó đã được báo đài, và chính bác, cùng hội phát thanh thông báo cho mọi người suốt thời gian qua. Đó là những trận bão lũ lịch sử, những đợt hạn hán kéo dài, những đợt rét băng giá, những cơn động đất, sạt lở kinh hoàng. Đâu chỉ có thế, biến đổi khí hậu còn dẫn đến hiện tượng ngập mặn, sâu bệnh hoành hành khiến cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân phải lao đao. Cháu vẫn còn nhớ, vì mưa rét kéo dài, mà các hộ gia đình chăn nuôi bò đã chết mấy con bò giá trị lớn. Rồi ruộng rau của bà con xóm trên chết khô vì thiếu nước, sâu bệnh. Tất cả đang từng ngày ăn món vào cuộc sống tưởng như là bình yên của chúng ta.

Thế nên, cháu nghĩ không có thời điểm nào phù hợp hơn hiện tại để hành động cả. Đã đến lúc mọi người để cho cái ta đứng lên trên cái tôi, cùng nhau chung tay đoàn kết lại vì công cuộc đẩy lùi khủng hoảng khí hậu. Bằng những hành động thiết thực nhất. Đó là những việc giản đơn, như phân loại rác trước khi xử lí, trồng thêm nhiều cây xanh, tiết kiệm điện và nước sạch, hạn chế sử dụng túi nilon… Rồi đến những việc có tầm ảnh hưởng lớn hơn nữa, như khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, không sử dụng các chất hóa học độc hại, xử lí kĩ càng các chất thải trước khi đưa ra môi trường… Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải lan tỏa đến mọi người tinh thần quyết tâm cũng như các giải pháp chống khủng hoảng khí hậu. Với cương vị là hội trưởng hội phát thanh của tiểu khu, cháu tin rằng bác và các phát thanh viên có thể làm được điều đó. Chiến dịch chống khủng hoảng khí hậu chắc chắn sẽ thành công rực rỡ như những chiến dịch khác tiểu khu chúng ta từng triển khai.

Cuối thư, cháu xin gửi bác lời cảm ơn sâu sắc vì đã đọc bức thư này của cháu. Rất mong cháu sẽ sớm nhận được lời hồi âm của bác.

Học sinh

Trần Thị Ngọc Bích