Theo em nhân vật lão Hạc có thể chọn cho mình một kết cục khác thay cho kết cục bi thảm trong truyện được không?Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4,
Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.
Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.
1)Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.
4)Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.
- Lí Thông có kết cục bị sét đánh chết là do sự độc ác của hắn phải trả giá. Sau hết lần này đến lần khác lừa gạt, âm mưu giết Thạch Sanh không thành . Lí Thông và mẹ hắn đã bị ông trời trừng phạt. Cái kết này cũng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về việc “Ở hiện gặp lành, ác giả ác báo”.
- Bài học rút ra cho bản thân:
+ Chúng ta cần sống lương thiện.
+ Sống thật thà, trung thực.
+ Không tranh giành công lao, sức lực của người khác.
Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự thời gian.
Lão Hạc chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì:
- Lão ân hận vì đã lừa cậu Vàng nên chọn cách chết như một con chó để tạ tội.
- Hoàn cảnh đường cùng, nếu sống thì phải động đến tiền bòn vườn của con, lão chọn cái chết để giữ cho con nguyên vẹn số tiền cũng như mảnh vườn.
Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm sút nghiêm trọng.
nỗi khốn khổ của lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến
lão hạc lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì :
- nghèo đến nỗi ko có tiền cưới vợ cho con khiến con phải bỏ đi đồn điền cao su
- cậu vàng ăn nhiều mà lão lại ko có tiền nên đã bán cậu vàng
- sau khi bị ốm nặng, lão ko còn đi làm , ko có tiền lão lấy đc cái gì thì ăn cái đó
Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
+ Mở bài (Từ đầu… vì khóc nhiều): Việc chia đồ chơi của hai anh em
+ Thân bài (tiếp… khuân đồ đạc lên xe): Tâm trạng của hai anh em trước ngày chia tay
+ Kết bài (phần còn lại): Phút chót của cuộc chia tay
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:
Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miễn là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.
-Bố cục :
+Đoạn 1: Từ đầu đến "hiếu thảo như vậy": cảnh hai anh em chia đồ chơi
+Đoạn 2: Đoạn tiếp theo đến trùm lên cảnh vật": Thủy chia tay lớp học
+Đoạn 3: Đoạn còn lại: hai anh em chia tay nhau
-Bố cục của văn bản đã hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch .
-Có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác nhưng phải tuân theo bố cục rành mạch ,hợp lí.
Tham khảo!
Đóa sen hồng sống giữa bùn lầy tăm tối vẫn vươn lên tìm nguồn ánh sáng và tỏa ngát hương thơm. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vậy, hoàn cảnh sống đã đẩy lão đến cùng quẫn nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Ở cuối truyện, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành đồng tự giải thoát. Việc lão Hạc tự chọn lấy cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng thật đáng kính. Qua đó ta thêm trân trọng tấm lòng, đức hi sinh cho con của một người cha nghèo. Vậy nhưng, tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó? Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.