K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

2 tháng 1 2021

1/* Giống nhau:

- Đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( đều được sáng tác thời kì 1930-1945)

- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả,đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập

- Đều chan chứa tinh thần yêu thương nhân đạo ( yêu thương , trân trọng những tình cảm , những phẩm chất tốt đẹp của con người , tố cáo những gì tàn ác xấu xa )

- Đều có lối viết chân thực , gần gũi đời sống , rất sinh động (bút pháp hiện thực )

* Khác nhau:

-"Trong lòng mẹ" thuộc thể loại hồi kí . "Tức nước vỡ bờ" thuộc thể loại tiểu thuyết còn "Lão Hạc" thuộc thể loại truyện ngắn.

- Khác nhau về nội dung , đặc sắc nghệ thuật

15 tháng 4 2022

Tác phẩm ''Cô bé bán diêm'' là một trong những tác phẩm truyện ngắn hẳn đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, những bài học về giá trị cuộc sống. Cô bé trong câu truyện trên là hình ảnh đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Giữa mùa đông rét giá một cô bé đáng thương lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những món ăn ngon mắt đến lạ thường như khắc họa lên sự giàu có, nguy nga giữa thành phố đó. Thế nhưng vẫn có một cô bé nghèo khô đang lang thang trong sự đói rét. Sự thờ ơ vô cảm của những con người kia đã gián tiếp gây ra cái chết đáng thương tâm của cô bé đáng thương, tội nghiệp kia. Câu truyện trên phản ánh tính thờ ơ, vô cảm giữa người với người. Qua đó cho thấy cuộc sống này còn quá nhiều mãnh đời bất hạnh. Họ cần lắm một lời động viên, sẽ chia, an ui. Những điều đơn giản đó cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn bất hạnh rồi.

17 tháng 2 2017

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

    + Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

    + Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

    + Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

    + Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

    + Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

    + Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác