K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya

Ví dụ:

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

1. Hai câu thơ đầu

- Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc

- Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người

- Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng

- Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét

- Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau

Lòng yêu nước sâu sắc

Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết

 

Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya

Ví dụ:

Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

10 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu

- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa

=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

Bác không ngủ:

+ Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ: Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.

10 tháng 12 2021

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

23 tháng 11 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya

Ví dụ:

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

1. Hai câu thơ đầu

- Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc

- Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người

- Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng

- Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét

- Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau

Lòng yêu nước sâu sắc

Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết

 

Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya

Ví dụ:

Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Mình có bài này, bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!!!

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người Cha" vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay, đẹp và giản dị như con người của Bác vậy. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, vào một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ "Cảnh khuya" để lại trong em nhiều cảm xúc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. "
Như một người họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp kì ảo của một đêm trăng rừng:
 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Nổi bật lên giữa không gian đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch là tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng soi rọi vào cành lá, tạo nên thứ áng sáng lung linh huyền ảo. Bóng trăng quấn quýt bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm hơi sương:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hoà quyện, lung linh kì ảo. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vằng vặc, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên giai điệu êm đềm, trong đó ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên.
Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Đây là hai câu thơ giúp ta thấy rõ hơn con người cũng như nỗi lòng, tâm tình của một thi nhân, một vị lãnh tụ, một con người yêu thiên nhiên tha thiết và vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh Người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn về Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì dân tộc Việt Nam Bác có thể hi sinh tất cả.
Trong cuộc đời 79 năm, Bác có biết bao nhiêu đêm không ngủ như vậy? " Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy Bác không chút nào xao lãng. Vì dân, chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.
8 tháng 12 2016
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
 
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
 
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 
19 tháng 12 2018

a. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ (viết năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc).
- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước vẻ đẹp của đêm trăng huyền ảo.
b. Thân bài:
- Cảnh đêm trăng thơ mộng nơi rừng núi Việt Bắc
+ Tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa... trong đêm yên tĩnh.
+ Ánh trăng thanh lọc qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền hoặc.
+ Nghệ thuật so sánh, lấy động tả tĩnh, bức tranh thiên nhiên có chiều cao, chiều xa, chiều rộng...
- Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đẹp
+ Say mê cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu.
+ Ý thức trách nhiệm cao độ với đất nước, với cuộc kháng chiến
- Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định Cảnh khuya là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh và tình; giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiệm của vị lãnh tụ cách mạng đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan.

1 tháng 12 2020

bn

29 tháng 12 2021

Tham khảo:

Top 7 bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc

29 tháng 12 2021

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2/ Thân bài:

* Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (Câu 1 và 2)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

* Tâm trạng của nhà thơ (Câu 3 và câu 4)

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3/ Kết bài:

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 Tham khảo ạ

22 tháng 11 2021

Lập dàn ý nha 

14 tháng 12 2016

ĐỀ 2:A. Mở bài: -Nêu loài cây và lí do em thích.

B. Thân bài:

a) Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật của phượng.

+ Hoa màu đỏ

+ Cành cây rộng, che bóng mát cả một khoảng sân trường.

+ Những chiếc chồi non lấp ló sau những cánh hoa.

b) Biểu cảm về vai trò của cây phượng trong cuộc sống.

+Che bóng mát.

+Làm đẹp cho sân trường.

c) Sự gắn bó gần gũi của em với cây phượng.

+ Chơi đùa dưới gốc cây phượng.

+ Vào cuối năm học, chúng em thường xuống sân nhặt những cánh hoa phượng ép vào vở làm kỉ niệm.

c) Biểu cảm trực tiếp.

C. Kết bài:

-Nêu cảm nghĩ.

Bài làm

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
 
Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
 
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
 
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
 
Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương
ĐỀ 3:.Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
ĐỀ 4:
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
-Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHAok
14 tháng 12 2016

Đề 2:

* Mở bài : Giới thiệu loài cây phượng :

- Em yêu cây phượng.

- Cây phượng gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu với biết bao kỉ niệm đẹp.

* Thân bài :

- Đặc điểm gợi cảm của cây :

+ Thân to, da màu xám, xù xì và sần sùi...

+ Rễ lớn, rễ chồi lên mặt đất như những chú rắn ngoằn ngoèo.

+ Tán phượng xòe rộng như chiếc ô che mát.

+ Hoa màu đỏ thắm như những cánh bướm đẹp, bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.

- Loài cây phượng trong cuộc sống của con người :

+ Tỏa mát bên cánh đồng, con đường, mái trường...

+ Tạo vẻ đẹp thơ mộng.

+ Tạo bầu không khí trong lành, tươi mát.

- Loài cây phượng trong cuộc sống của em :

+ Cây phượng gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè thân yêu.

+ Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn vui tươi, rộn ràng.

* Kết bài :

- Em rất yêu quý cây phượng.

- Xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 11 2019

1.Hai câu thơ đầu

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh: tiếng suối – tiếng hát xa

+  Điệp ngữ “lồng”

+ Thủ pháp: lấy động tả tĩnh

-Nội dung:

+ Gợi không gian: giữa rừng, tĩnh lặng

+ Gợi thời gian: đêm khuya

+ Cảnh vật: nhiều tầng bậc, sáng tối đan xen.

ð Hai câu thơ gợi vẻ đẹp lung linh huyền ảo như tranh vẽ.

Sự sống động, khỏe khoắn, hơi thở ấm áp của con người.

2. Hai câu thơ sau

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

-Thiên nhiên: đẹp như vẽ - con người

- Điệp ngữ “chưa ngủ”

+ Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên

+ Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: nỗi nước nhà

ð Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một => Tạo nên phong thái ung dung, lạc  quan của Bác.