K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều bạn học sinh học tập với hình thức đối phó và việc soạn văn cũng vậy, các em không tự mình làm để tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mà chỉ đối phó với thầy cô giáo bằng việc chép lại sách giải, hoặc mượn vở bài chép cho xong chuyện. Nhưng thực chất lượng kiến thức các em tìm hiểu hoàn toàn không có, không có sự chuẩn bị bài bằng tư tuy vì thế khi cô giáo giảng bài khó có thể tiếp nhận và lĩnh hội hết được các kiến thức.

Vậy cách soạn văn như thế nào để học tập hiệu quả?

Bước 1: Đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa

Sách giáo khoa là kênh thông tin quan trọng và bắt buộc cho tất cả các em học sinh trong học tập. Để có thể soạn văn tốt điều cơ bản đầu tiên của mỗi em học sinh chính là đọc tác phẩm, đọc phần tìm hiểu chung về kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm. Đây là các kiến thức văn bản cơ bản của  các tác phẩm văn học. Các em còn phải đọc các kiến thức chung về tiếng việt, về làm văn.

Cần phải đọc như thế nào để hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm, các vấn đề chính trong tiếng việt, kiến thức gì trong làm văn.

– Đọc kỹ văn bản: có nhiều người cho rằng việc đọc văn bản là thực sự không cần thiết, bởi vì chỉ cần có sách học tốt, chỉ cần chép mà không cần đọc. Nhưng đối với học sinh việc soạn văn mà không đọc văn bản là điều ảnh hưởng xấu tới quá trình học. Ngoài ra một số bạn học sinh chỉ thích đọc thơ, hoặc truyện có đối thoại mà không thích đọc tác phẩm dài, ít tình tiết, thiên về độc thoại, kể… Tuy vậy cần phải đọc tác phẩm để nắm được nội dung chính của tác phẩm hướng tới đó là gì.

– Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa: Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt.

Ví dụ: Khi đọc tác phẩm  “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp nếu chúng ta không đọc kỹ chú thích làm sao chúng ta biết đến “tam cương, ngũ thường” là gì?

– Đọc kỹ về tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản đó: Đây là việc không thể thiếu trong khi soạn bài, ghi nhớ các kiến thức về tác giả, tác phẩm để tìm ra hoàn cảnh sáng tác, các ý chính về thời đại, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác… Vì mỗi tác giả, tác phẩm được viết trong các thời đại khác nhau, gắn với hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên ở mỗi tác phẩm đều có những thông điệp riêng mà tác giả gửi đến bạn đọc.

Ví dụ: Bài “Ánh trăng” viết sau khi giải phóng đất nước được 3 năm, còn bài “Mùa xuân nho nhỏ” viết khi tác giả sắp qua đời

Bước 2: Trả lời các câu hỏi  trong sách giáo khoa

– Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu

Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu chính là nền tảng quan trọng trong việc học sinh tiếp cận với nội dung cơ bản trong các văn bản. Vì vậy việc trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa là phương pháp tốt nhất đối với học sinh ở việc tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm. Các câu hỏi trong sách giáo khoa cùng với các từ khóa chính đã giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, xác định cho mình những vùng kiến thức cơ bản. Hơn nữa khi học sinh có sự chuẩn bị bài  trước khi đến lớp, kết hợp với giáo viên giảng bài sẽ giúp cho các em dễ dàng hơn trong khi tiếp thu.

Ví dụ: Khi soạn bài “Làng” của Kim Lân, các em sẽ phải trả lời câu hỏi về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trải qua mấy giai đoạn, cách giai đoạn đó diễn ra như thế nào, có gì đặc sắc…? Chính việc trả lời các câu hỏi này các em đã có thể nắm cơ bản về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.

– Trả lời các câu hỏi phần tiếng việt

Phần chuẩn bị các câu hỏi tiếng việt là một điều khá khó đối với học sinh vì các em chỉ biết chuẩn bị các kiến thức trong phần văn bản. Các em không biết cụ thể mình cần làm gì trước khi học các giờ tiếng việt. Vì thế việc giúp đỡ của giáo viên là thực sự cần thiết. Cụ thể giáo viên cần có các yêu cầu cụ thể rõ ràng đối với học sinh trong việc các em phân tích các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa, từ đó rút ra kết luận và lấy các ví dụ khác tương tự ngoài đời sống.

Ví dụ: Cho hai ví dụ

Giàu! Tôi đã giàu rồi.

Đối với tôi, sách là tài sản quan trọng nhất.

Hai từ giàu, đối với tôi chính là chủ đề trong câu. Về vị trí: đều đứng trước chủ ngữ.

⇒ Đây chính là khởi ngữ, vậy khởi ngữ là gì? (Học sinh tự trả lời)

– Trả lời các câu hỏi trong phần tập làm văn.

Giờ tập làm văn chính là một giờ để hình thành các kiến thức kỹ năng cho các em trong việc tạo lập văn bản. Cũng giống như hai giờ đọc hiểu và tiếng việt, muốn học tốt giờ này cần có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Để chuẩn bị tốt phần làm văn các em cũng cần phải phân tích văn bản mẫu, từ ví dụ đi đến lí thuyết. Khi phân tích kỹ các vấn đề trong văn bản mẫu, tự rút ra bài học, nội dung chính làm văn cần học. Hay một số tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp.

Ví dụ: Khi có tiết luyện nói về văn bản nghị luận với đề tài tự chọn.

Học sinh cần chuẩn bị

– Tìm hiểu lại văn nghị luận, tìm đề tài cần viết.

– Lập dàn ý cho bài viết.

– Bài viết cụ thể về văn bản thuyết minh

Bước 3: Sưu tầm các tài liệu kiến thức khác ở sách tham khảo.

Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, các em còn thể đọc, tìm các sách, báo tài liệu khác nhau để nâng cao hiểu biết của mình. Nguồn các em tìm hiểu có thể ở nhiều kênh khác nhau: sách, báo, thơ, văn mẫu, internet…Điều quan trọng chính là việc lựa chọn, chọn lọc các kiến thức phù hợp để tự nâng cao khả năng của bản thân. Ngoài ra các em nên nhờ thầy cô giáo, gia sư Văn tại nhà giới thiệu một số tên sách, báo, trang điện tử tham khảo để các em dễ tìm hiểu.

29 tháng 10 2016

1. Mở bài:

* Tự giới thiệu:

- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.

- Học lớp..., trường...

2. Thân bài:

* Các hoạt động trong ngày:

+ Buổi sáng:

- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?

- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?

+ Buổi trưa:

- Ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Buổi chiều:

- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).

- Học và làm bài tập.

- Giải trí.

+ Buổi tối:

- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...

- Chuẩn bị bài cho ngày mai.

- Đi ngủ.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.

- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.

II. BÀI LÀM

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.

Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:

– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!

Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:

– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

  Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:

– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

– Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:

– Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng nghịu trả lời:

Chị… ai… (Chị Mai)

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.

Mẹ nói;

– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !

3 tháng 10 2017

Tham khảo:

Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.

Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.

Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.

Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.

Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.

Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.

Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.

Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.

Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.

Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.

7 tháng 5 2023

- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.

- Trong bài viết ở ngữ liệu chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài giới thiệu vấn đề sẽ nói trong bài và kết luận về những giá trị của bài thơ.

10 tháng 10 2016

 

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Tự giới thiệu:

- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.

- Học lớp..., trường...

2. Thân bài:

* Các hoạt động trong ngày:

+ Buổi sáng:

- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?

- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?

+ Buổi trưa:

- Ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Buổi chiều:

- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).

- Học và làm bài tập.

- Giải trí.

+ Buổi tối:

- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...

- Chuẩn bị bài cho ngày mai.

- Đi ngủ.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.

- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.



 

10 tháng 10 2016

Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.

Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.

Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.

Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.

Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.

Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.

Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.

    THÊM Ý HOẶC BỎ BỚT Ý, CHỈNH SỬA BỐ CỤC BÀI VĂN SAO CHO HOÀN CHỈNH                                                            BÀI LÀM                                            "Đêm nay con ngủ giấc tròn​                                         Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm của cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành. Đối với tôi, gia...
Đọc tiếp

    THÊM Ý HOẶC BỎ BỚT Ý, CHỈNH SỬA BỐ CỤC BÀI VĂN SAO CHO HOÀN CHỈNH

                                                            BÀI LÀM

                                            "Đêm nay con ngủ giấc tròn​
                                         Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm của cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành. Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mãi chỉ có một. Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

Năm nay, mẹ tôi đã bốn mươi tuổi rồi. Tuy vậy, nhưng dấu vết của thời gian cũng không làm mất đi vẻ xinh đẹp của mẹ. Mẹ có dáng người thon thả với làn da rám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai với màu đen nhánh và mềm mại. Khuôn mặt mẹ phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hẳn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ là đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào. 

Tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp nhất mà mẹ đã mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình. Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc chị em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy chị em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá… Lúc nấu ăn mẹ cũng cho phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc.

Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Thế nhưng, cũng có lúc, tôi thấy chán ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi, thấy tôi bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên tôi. Chính vì những điều ấy, mà tôi càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. 

Có một lần, tôi sốt cao do dầm mưa lúc đi học về. Suốt mấy ngày ấy, mẹ xin nghỉ làm để ở nhà chăm em. Lúc nào mẹ cũng ngồi cạnh, vuốt tóc và chườm khăn cho tôi. Ánh mắt mẹ tràn đầy sự lo lắng và mỏi mệt. Bởi suốt những ngày ấy, mẹ lơ là cả việc chăm sóc chính mình. Sau khi tôi khỏi ốm, lần đầu sau mấy ngày, tôi lại được nhìn thấy nụ cười tươi rạng rỡ của mẹ. Nụ cười ấy vô cùng xinh đẹp, như là mặt trời đang tỏa sáng vậy.

Sau lần ấy, tôi lại càng yêu thương mẹ hơn. Tôi càng thấu hiểu được những quan tâm, lo lắng, săn sóc mà mẹ dành cho mình. Đó là những tình cảm thiêng liêng, cao quý được trao đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Đối với tôi, mẹ là một thiên thần vĩ đại, luôn ở bên cạnh tôi, yêu thương và dẫn dắt tôi trưởng thành.

Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho tôi trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho tôi qua con đường khó khăn ấy. Tôi hiểu mỗi bước đi của tôi đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Công cha như núi ngất trời".                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 35)Câu 1: Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.Câu 2: Xác định chủ đề của bài ca dao em vừa chép. Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Câu 3: Tìm và giải thích 1 từ  Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trênCâu 4: Chỉ ra biện phap tu...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Công cha như núi ngất trời".

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 35)

Câu 1: Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.

Câu 2: Xác định chủ đề của bài ca dao em vừa chép. Bài ca dao là lời của ai nói với ai?

Câu 3: Tìm và giải thích 1 từ  Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trên

Câu 4: Chỉ ra biện phap tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong việc diễn tả nội dung toàn bài.

Câu 5: Nêu nội dung bài ca dao. Qua đó, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì?

Câu 6: Hãy tìm và viết thêm ít nhất 2 bài ca dao cùng chủ đề.

Câu 7: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao.

1
10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Câu 1:

 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao, biển rộng, mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi 

Câu 2:

 Nói về tình cảm của mẹ cha, nuôi con rất nhiều vất vả.

Lời của người mẹ khi ru con, nói với con.

Câu 3:

Từ láy: mênh mông

Thuộc dạng từ láy toàn bộ.

Câu 4:

BPTT: So sánh

Nói về tình cảm của cha mẹ đói với những đứa con cao hơn núi, rộng hơn biển

Câu 5:

Nội dung: Nói về tình cảm của cha mẹ đói với những đứa con cao hơn núi, rộng hơn biển.

Qua đó, nhân dân mong chũng ta biết yêu thướng bố mẹ nhiều hơn, không quên công ơn chín chữ của cha mẹ

Câu 6:

1. Lên non mới biết non cao.

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy. 

2. Chị ngã em nâng.

Câu 7:

Bài ca dao nói về tình cảm ra đình để cho người đọc có thể yêu quý và trân trọng người thân. Tình cảm gia đình được thể qua các câu ca dao, hát ru của người mẹ, người cha. Là những lời  của ông bà , cô bác  nói với những đứa con, đứa cháu Bài ca dao dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, nuôi nấng của cha mẹ, về tình mẫu tử và tình cảm anh em ruột thịt.

23 tháng 3 2022

dựa vào dán ý

23 tháng 3 2022

phải đủ bố cục 3 phần : Mở bài ; thân bài ; kết bài

11 tháng 7 2018

Đoạn 1

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Đoạn 2

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.

Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.

Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.

Đoạn 3

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.

Đoạn 4

Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy

28 tháng 3 2018

- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.

"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."

7 tháng 9 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm của đề văn tự sự - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên cơ sở đó định hướng cho người viết.- Có thể có nhiều cách diễn đạt về yêu cầu tự sự, nói cách khác, khái niệm tự sự trong đề văn có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau: tường thuật, tường trình, kể chuyện,... Có khi đề văn tự sự chỉ nêu ra chủ đề mà không kèm theo yêu cầu về thao tác (các yêu cầu về thao tác như: Em hãy tường thuật..., Em hãy tường trình..., Em hãy kể lại...).- Đề văn tự sự có thể nghiêng về yêu cầu kể người, nghiêng về yêu cầu kể việc hay nghiêng về yêu cầu tường thuật sự việc.2. Tìm hiểu đề văn tự sựKhi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.Đọc các đề sau và thực hiện các yêu cầu:(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.(2) Kể chuyện về một người bạn tốt.(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4) Ngày sinh nhật của em.(5) Quê em đổi mới.(6) Em đã lớn rồi.a) Đề (1) yêu cầu em những gì? Dựa vào đâu để biết đây là đề văn tự sự?b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề văn tự sự không?c) Hãy xác định những từ ngữ trọng tâm trong mỗi đề trên và cho biết những từ ngữ ấy nói lên điều gì?d) Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật?Gợi ý:- Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.- Các đề (3), (4), (5), (6) mặc dù không có từ kể nhưng vẫn là yêu cầu tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.- Các từ ngữ trọng tâm:+ (1): câu chuyện em thích+ (2): một người bạn tốt+ (3): thơ ấu+ (4): sinh nhật+ (5): quê em+ (6): lớn rồi- Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.3. Cách làm bài văn tự sựa) Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:- Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra trước. Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự. Không làm tốt bước này, bài văn sẽ lạc đề.- Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.- Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.- Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.b) Cho đề văn sau:"Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.Gợi ý: Dù kể câu chuyện nào thì cũng phải tiến hành tuần tự các bước từ đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm, nhiệm vụ cần thực hiện; tiếp theo là tìm ý, em chọn kể chuyện nào, trong truyện có sự việc nào là then chốt, nhân vật nào là nhân vật chính, câu chuyện mà em sẽ kể bộc lộ chủ đề gì (?); cho đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: phải hình dung ra mạch diễn biến cụ thể của câu chuyện, mở đầu bằng cách nào, thời điểm xảy ra các sự việc, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào (?); đến bước diễn đạt lời kể bằng văn của mình.Ví dụ, em dự định kể lại truyện Thánh Gióng:- Kể câu chuyện về anh hùng Gióng đánh giặc Ân nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử.- Nhân vật chính: Thánh Gióng; các nhân vật khác: cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng- Mở bài bằng việc giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng; kết thúc bằng sự việc vua nhớ công đánh giặc, phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.- Các sự việc chính:+ Gióng và sứ giả+ Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ+ Gióng giết giặc+ Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí+ Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời- Xác định giọng kể: giọng điệu chung là ngợi ca, thể hiện được màu sắc thần kì.