K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2021

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.

Hok tốt~

12 tháng 2 2022

Tham khảo nhé :3
 Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống. Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhớ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả. Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

11 tháng 8 2019

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có ý kiến cho rằng cuộc gặp gỡ bất ngỡ của chú bé Hồng với người mẹ trên phố là bài ca của tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Thật vậy! Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.

 
5 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công. Người tự tin là người hành động cương quyết dám nghĩ dám làm. Sống tự tin giúp ta có thêm sức mạnh nghị lực, có sức sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Chắc chắn, sống không tự tin khiến con người trở nên nhỏ bé yếu đuối, hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại, sống cuộc đời nhỏ bé. Để có được sự tự tin trong cuộc sống, trước hết mỗi con người cần tin tưởng vào khả năng của mình. Luôn chủ động, tự giác trong học tập, phát huy những năng lực sẵn có để khẳng định mình và đóng góp cho cộng đồng; học cách trân trọng bản thân và hạn chế so sánh mình với người khác. Tích tham gia các hoạt động của tập thể; liên tục cải thiện, xóa bỏ tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Để có được sự tự tin mạnh mẽ, mỗi người cũng cần phải luôn có ý thức trau dồi, bồi đắp kiến thức và tâm hồn; lắng nghe và học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác. Thật đáng trách cho những ai chỉ vì nhút nhát mà sống thiếu tự tin, tự đánh mất cơ hội thành công trong cuộc sống.

TPBL tình thái: in đậm

21 tháng 3 2023

Con người muốn trưởng thành và hoàn thiện bản thân mình thì cần rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác nhau. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà con người nói chung và giới trẻ nói riêng cần có đó chính là lòng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là kiên trì, nhẫn lại, là việc ta cương quyết thực hiện một mục tiêu, kế hoạch hay một thói quen tốt nào đó trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả cho bản thân. Kiên nhẫn giữa người với người là thái độ ta ân cần, nhẹ nhàng, điềm tĩnh trước người khác để lí giải, để giải thích và để giúp họ nhận ra những khuyết điểm của mình. Kiên nhẫn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Lòng kiên nhẫn chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người bởi lẽ khi có lòng kiên nhẫn ta mới có thể bền bỉ theo đuổi mục tiêu mình đề ra. Người không kiên nhẫn sẽ dễ dàng bị nản chí, bỏ cuộc, khi gặp vấp ngã khó đứng dậy để đi tiếp,… Những người này khó có được thành công trong cuộc sống và dễ bị xã hội đào thải. Lòng kiên nhẫn cũng giúp cho các ta ứng xử, sống với người khác được nhẹ nhàng hơn, từ đó giúp cho cuộc sống và mối quan hệ quanh ta thêm tốt đẹp hơn, đáng sống hơn, ý nghĩa hơn. Là một người trẻ, việc rèn luyện lòng kiên nhẫn cho bản thân mình vô cùng quan trọng, ta hãy luyện tính kiên nhẫn từ những điều nhỏ nhặt nhất như kiên nhẫn với mục tiêu của mình, kiên nhẫn duy trì thói quen tốt (dậy sớm, ngủ đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp,…) cho đến những điều lớn lao như kiên nhẫn theo đuổi ước mơ,… để giúp cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, cống hiến được nhiều hơn cho xã hội trong tương lai. Hiểu được những lợi ích to lớn của lòng kiên nhẫn, mỗi chúng ta hãy rèn luyện tính kiên nhẫn cho bản thân mình ngay từ hôm nay để có thể hoàn thiện bản thân trong thời gian gần và tiến đến đạt được những ước mơ xa.

2 tháng 5 2022

Tham khảo :

 

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

 

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - và cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.