K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?  A.Đánh đuổi quân Xiêm B.Đập tan quân Thanh C.Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê D.Mở rộng quan hệ ngoại giao2Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?  A.Chia lại ruộng đất công cho nông dân. B.Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy. C.Cho phép nông dân...
Đọc tiếp

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?

 

 A.

Đánh đuổi quân Xiêm

 B.

Đập tan quân Thanh

 C.

Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê

 D.

Mở rộng quan hệ ngoại giao

2

Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?

 

 A.

Chia lại ruộng đất công cho nông dân.

 B.

Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy.

 C.

Cho phép nông dân được tự khai hoang.

 D.

Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

3

Thế kỉ XVII, thương nhân những nước nào đã đến nước ta buôn bán ?

 

 A.

Ả Rập.

 B.

Trung Quốc, Nhật Bản.

 C.

Mỹ, Inđônêxi

 D.

Nga, Đức

4

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược kết thúc bằng chiến thắng nào ?

 

 A.

Ngọc Hồi, Đống Đa

 B.

Chi Lăng – Xương Giang.

 C.

Tốt Động – Trúc Động.

 D.

Hội thề Đông Quan.

5

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào

 

 A.

đầu năm 1772.

 B.

cuối năm 1771.

 C.

giữa năm 1771.

 D.

mùa xuân năm 1771.

6

Nhiệm vụ của phong trào Tây Sơn trong những năm 1786-1788 là

 

 A.

kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.

 B.

đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, bước đầu thống nhất đất nước

 C.

Xây dựng vương triều Tây Sơn.

 D.

kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm.

7

Chúa Trịnh bị thất bại trước quân Tây Sơn như thế nào?

 

 A.

Đầu hàng quân Tây Sơn.

 B.

Bỏ trốn sang Trung quốc

 C.

Thắt cổ tự tự.

 D.

Cởi áo chúa bỏ chạy, nhưng bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

8

Ở thế kỉ XVII, trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện thêm những làng nghề thủ công nào?

 

 A.

Sắt Nho Lâm, gốm Bát Tràng

 B.

Gốm Bát Tràng, sắt Phú Bài

 C.

Gốm Bát Tràng, dệt La Khê

 D.

Gốm Thổ Hà, dệt La Khê

9

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình ruộng đất của nông dân nước ta như thế nào?

 A.

Bị địa chủ dùng tiền mua

 B.

Bị địa chủ cường hào lấn chiếm

 C.

Phải nhận ruộng của địa chủ sản xuất nhưng phải nộp sản phẩm.

 D.

Phải nộp nhiều loại thuế

10

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào

 

 A.

giữa thế kỉ XVIII.

 B.

đầu thế kỉ XVIII.

 C.

cuối thế kỉ XVIII.

 D.

đầu thế kỉ XIX.

11

Chúa Nguyễn đã làm gì khi quân Trịnh cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân?

 

 A.

Vượt biển vào Gia Định

 B.

Điều thêm viên binh

 C.

Hòa hoãn

 D.

Chống đỡ đến cùng

12

Khi tiến quân ra Đàng Ngoài giữa năm 1786, khẩu hiệu của Nguyễn Huệ là

 A.

“Phù Trịnh diệt Lê”.

 B.

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

 C.

“Phù Lê diệt Trịnh”.

 D.

“Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”

13

Ngoại thương thế kỉ XVI – XVIII so với ngoại thương thế kỉ X – XV có điểm khác là

 

 A.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

 B.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

 C.

buôn bán với thương nhân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.

 D.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Trung Quốc

14

Biểu hiện sẽ dẫn tới sự suy yếu nhanh của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong gữa thế kỉ XVIII đó là

 

 A.

quan lại bóc lột nhân dân

 B.

sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ

 C.

quan lại ăn chơi xa sỉ.

 D.

số quan tăng nhanh nhất là quan thu thuế

15

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

 

 A.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.

 B.

Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.

 C.

Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 D.

Nhà nước lập nhiều trạm dịch để thu thuế.

16

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình xã hội phong kiến nước ta có đặc điểm gì?

 

 A.

Đàng ngoài khủng hoảng, Đàng trong ổn định.

 B.

Đất nước ổn định và phát triển.

 C.

Đàng trong khủng hoảng, Đàng ngoài ổn định.

 D.

Bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc

17

Điểm hạn chế trong nông nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV

 

 A.

Mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

 B.

Công tác bồi đắp đê đập, nạo vét kênh mương không được chú trọng.

 C.

Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

 D.

Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

18

Thế kỉ XVI – XVIII, nghề thủ công phát triển đã dẫn đến

 

 A.

đời sống thợ thủ công được cải thiện

 B.

thúc đẩy nghề khai khoáng phát triển.

 C.

chợ phiên mọc lên để trao đổi sản phẩm thủ công

 D.

việc buôn bán cũng mở rộng

19

Sự hưng khởi của các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI– XVIII là do

 

 A.

nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

 B.

chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 C.

xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

 D.

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa

20

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà từ một cuộc khởi nghĩa nông dân nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào Tây Sơn rộng lớn?

 

 A.

Chính quyền Lê – Trịnh khủng hoảng.

 B.

Quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ.

 C.

Quân đội chúa Nguyễn suy yếu.

 D.

Được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

 
1
23 tháng 2 2021

C,B,B,A,D,B,D,C,B,C,A,C,D,A,C,B,C,A,B

Đáp án đây vừa kt xong

1 tháng 3 2022

C

1 tháng 3 2022

C

7 tháng 4 2021

Quang Trung đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước:

- Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh: bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 Quang Trung đặt nền tảng cho việc xây dựng quốc gia:

- Vua Quang Trung sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực nhằm phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa dân tộc.

- Đồng thời, cũng đưa ra đường lối ngoại giao sáng suốt để củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

 

 

7 tháng 4 2021

Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

9 tháng 5 2016

mk chỉ bít 1 ít thôi thông cảm nka!

-Ý nghĩa đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm: Là trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến xâm lược  Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.

-Ý nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

-Ý nghĩa Lịch sử: Lật đổ chính quyền Nguyến-Trịnh-Lê, xóa bỏ chia cách đất nước. Đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc lãnh thổ của Tổ Quốc.

4 tháng 12 2017

- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

    - Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn.

    - Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

    - Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".

    - Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê.

    - Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.

    → Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh. Lê thối nát và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

4 tháng 5 2022

o đăng lại

4 tháng 5 2022

Tham khảo:

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

# Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn:

- Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế) ngay khi biết quân Tây Sơn nổi dậy. Chúa Nguyễn chống lại không nổi nên đã vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

# Lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh:

- Tháng 6/1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra phía Nam sông Gianh để giải phóng toàn bộ đất ở Đàng Trong.

- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh chạy trốn nhưng bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Khi Nguyễn Huệ vào Thăng Long đã giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

# Lật đổ chính quyền phong kiến Lê:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau khi diệt được quân Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Vũ Văn Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

Quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn do yếu tố

- Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ.

- Nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,... với đường lối đúng đắn, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia.

30 tháng 7 2017

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

    - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

25 tháng 4 2016

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

Năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn

Năm1774, nghĩa quân đã mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình thuận

Biết tin Tây sơn nổi dậy, quân Trịnh đã phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)

Họ Nguyễn không chống nổi quân trịnh phải vượt biển chạy vào Gia Định

Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn

Trước tình thế đó nghĩa quân đã phải hòa hoãn với quân Trịnh

Nghĩa quân đánh vào Gia Định để tiêu diệt quân Nguyễn

Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ

26 tháng 4 2016

Còn lật đổ Trịnh và Lê nữa đâu bn????