K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình tràmiễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đườnghun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉmột ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh....
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:
“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà
miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường
hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ
một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống
chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo
đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau.
Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các
bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần
đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống
lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn
nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn
quanh”.
(Theo Tuệ Hoan)
a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm)
c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình
bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (2 điểm

0
“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm...
Đọc tiếp

“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh”. (Theo Tuệ Hoan) a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (0.5 điểm) b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm) c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (1.5 điểm)

2
1 tháng 12 2021

giúp em với ạ

 

1 tháng 12 2021

a, Đoạn văn nói về những bình trà miễn phí và những bữa cơm 2000 đồng

b, TTV thành phố: nẻo đường, cơ quan, người dân, người nghèo

c, 

Em tham khảo:

Ông cha ta đã có những tục ngữ gửi gắm bài học giá trị sâu sắc, một trong số đó là “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá được dùng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc ngoài lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Một lời khuyên đúng đắn. Và sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên thật sâu sắc.

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy...
Đọc tiếp

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn, nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khan của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh. Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện, mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những người tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương mà sau này lan rộng ra cả nước. ​​​​​​​​​​(Tuệ Hoa) a. Nêu nội dung của đoạn trích trên. b. Theo tác giả bài viết, thương hiệu “Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố nghĩa tình” được tạo nên từ những việc làm gì? c. Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng/ d. Nêu ý kiến của bản thân về tác dụng của những nghĩa cử đã đề cập trong văn bản trên. (viết đoạn văn 3-5 dòng)

0
Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:- Cha...
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.

Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:

- Cha đừng nghĩ nhiều nữa. Cha con mình gặt thôi.

Cha tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi, sau đó bước ra mảnh ruộng của gia đình . Hai tay ông ôm bó lúa to trước ngực, trông như một người đàn ông đang ôm người phụ nữ mình yêu sẽ phải rời xa mãi mãi . Cha áp mặt vào bó lúa , hít thật sâu hương lúa chín. Tôi hiểu không những cha muốn ngửi mùi lúa mà còn muốn hôn chúng. Đầu mũi ông chạm nhẹ vào ngọn lúa mỏng manh, còn môi dán chặt vào chúng. Sau đó ông đứng bật dậy , bước lên khoảng đất trống, nhìn lướt qua cả cánh đồng , hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cha tôi là người như thế , nặng tình nặng nghĩa , ngay cả đối với cánh đồng”.

( Trích Cha là bóng cả đời con )

a. Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên (1.5 điểm)

b. Tìm trong văn bản trên một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó (1.5 điểm)

c. "Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này."

Riêng em , em đã làm gì để thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất mà mình đang sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay (1.5 điểm)

d. Từ đoạn trích trên trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu). (1.5 điểm)

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...    Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
   Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...
   Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công việc mới là vặt lông vịt và làm lông vịt ở quán cháo, tôi liền tức tốc chạy tới.
   [...]
   Tôi và má vừa vặt lông vịt, vừa nói chuyện với nhau. Mỗi lần gặp má, tôi thường líu lo như một đứa trẻ. Tôi kể má nghe nhiều chuyện từ công việc, đến phòng trọ, đến nấu nướng, thậm chí tôi cũng kể cho má nghe chuyện có anh chàng nhắn tin muốn làm quen với tôi... Có lẽ vì từ lúc bắt đầu đi học mẫu giáo, má đã gần gũi với tôi bằng cách hỏi thăm mọi điều trong ngày của tôi như thế nào, nên sau này khi lớn lên, má không hỏi tôi tự động tâm sự hết với má. Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi. Làm xong lông vịt, tôi và má chuyển qua làm rau, tới gần mười giờ sáng là xong mọi việc, cô chủ cho má về. Vậy là má có tới mấy tiếng đồng hồ để ở bên tôi, để tôi thủ thỉ hết mọi chuyện với má, để tôi được đi chợ với má, ăn cơm má nấu, ôm má ngủ trưa.

(Theo Bienhothaphuong, Má-một phần kí ức Sài Gòn, www.thanhnien.vn, 02/12/2019)

1) Chỉ ra một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
2) Trong văn bản, vì sao "tôi" thường phụ "má" vặt lông vịt, làm rau?
3) Câu "Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi" gợi cho em cảm nhận gì về người má trong văn bản?
4) a. Thế nào là tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất khi giao tiếp?
b. Hãy thêm từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào dấu ba chấm [...] để câu nói dưới đây tuân thủ phương châm hội thoại về chất:
Bài viết này, [...] tôi đã đọc trên một tờ báo nào đó.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Sài Gòn vẫn trẻ, Tôi thì đương giả, Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này..."Câu 1: a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
"Sài Gòn vẫn trẻ, Tôi thì đương giả, Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này..."

Câu 1: 

a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

b. Là 1 học sinh em sẽ làm gì để cho thành phố nơi em đang sống ngày càng văn minh, hiện đại.

Câu 2:

a. Xác định các quan hệ từ trong câu văn: "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này."

b. Đặt câu với 1 trong số các quan hệ từ em vừa tìm được.

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới đoạn văn. "Sau này, làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba-ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn một đôi giày ba-ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới đoạn văn.

"Sau này, làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba-ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn một đôi giày ba-ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng." a)  Tại sao lúc ra khỏi lớp, Lái không mang ngay đôi giày mà cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng? b) Hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em sau khi đọc xong đoạn văn trên.
0
4 tháng 4 2020

Mình cần gấp lắm ạ 😓😓😓

4 tháng 4 2020

" trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộngđón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác."

ĐOẠN 1: Học sinh đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (3 điểm)Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Trải qua biết bao năm kháng chiến, đấu tranh giành lại độc lập tự do, để có được cuộc sống ấm no như ngày nay chúng ta phải đánh đổi rất nhiều điều. Biết bao thế hệ, lớp lớp ra đi...
Đọc tiếp

ĐOẠN 1: Học sinh đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (3 điểm)

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Trải qua biết bao năm kháng chiến, đấu tranh giành lại độc lập tự do, để có được cuộc sống ấm no như ngày nay chúng ta phải đánh đổi rất nhiều điều. Biết bao thế hệ, lớp lớp ra đi lên đường nhập ngũ để rồi chiến đấu và hy sinh xương máu của mình để giành lại, bảo vệ quê hương đất nước dân tộc. Các anh, các chị mang trong mình sứ mệnh lớn lao nguyện hết mình dâng hiến sức trẻ, lòng dũng cảm và sự kiên cường trở thành những vị anh hùng trong lòng người dân đất Việt.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu trên. (1 điểm)

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Câu 2. Tìm phép nói giảm nói tránh trong ngữ liệu trên. Đặt câu với phép nói giảm nói tránh em vừa tìm được. (1 điểm)

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Câu 3. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (viết khoảng 3 đến 5 câu)

(1 điểm)

...........................................................................................................................................................

            giúp với ạ 27/12 mình thi r nên đang ôn tập

1
16 tháng 12 2021

sao ko ai giúp mình hết v

 

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            "Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước,... Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            "Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước,... Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ nhà đã ra đón khách: tay bê cơi trầu, miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị. Sau đó, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hóa giữa các bọn quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh quan họ thường thâu đêm đến sáng."

(Theo dulichtrungtamviet.com)

1.      Đoạn văn trên viết về một di sản văn hóa nào ở đất nước ta?

2.      Chỉ rõ, phân loại và nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong câu:

Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước,...   

3.      Xác định và nêu tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu:

Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ các làng quan họ kết chạ để mời.

 

0