Viết đoạn văn 5-7 câu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
b) Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.
a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Dạng:điệp ngữ cách quãng
b)Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
Câu 1 :
\(\rightarrow \) BPTT : So sánh
\(\rightarrow \) Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.
Câu 2 :
Trong văn bản '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã thể hiện rõ tình cảm mà Bác dành cho các đội viên của mình. Và qua các hành động, cử chỉ đó của Bác đã làm lay động trái tim của anh động viên với Bác. Anh lại càng kính trọng Bác hơn với sự ân cần, chu đáo của một vị cha già thân thương cùng với những lời nói dịu dàng, quan tâm đến anh. Bao nhiêu là tình thương chảy trong tim anh bây giờ luôn hiện hữu hình bóng Bác. Tuy Bác không máu mủ, cũng chẳng ruột thịt gì nhưng anh đã xem Bác là người cha thứ hai của mình. Tôn trọng, ngưỡng mộ và quý mến Bác. Tất cả những tình thương ấy đều được thể hiện bằng sự quan tâm của anh với Bác. Lo lắng tại sao đã gần sáng rồi mà Bác còn chưa ngủ ? Qua đó, ta có thể khẳng định rằng nếu biết quan tâm người khác ta cũng sẽ nhận lại điều tương tự.
-Biện pháp tu từ: So sánh
-Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng, dùng thứ trừu tượng để so sánh với "cánh buồn" giúp bài thơ đặc sắc, độc đáo hơn đồng thời làm hình ảnh "cánh buồm" trở nên thiêng liêng và gần gũi hơn; ở đây còn gợi đến sự cần cù, chịu khó của người dân làng chài. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
a)
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hoàn cảnh sáng tác: 1951-Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
b) Biện pháp tu từ:so sánh
Tác dụng:
- Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
- Giúp người đọc cảm nhận Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa hết sức gần gũi
c) Đoạn thơ trên trích từ bài thơ''Đêm nay Bác không ngủ'' của tác giả Minh Huệ đã miêu tả hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi.Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nghĩ ngay đến những cung điện nguy nga , tráng lệ bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon , vật lạ.Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bạn bè năm châu thán phục về sự giản dị , đơn sơ. Bởi vậy , mà khi nhắc đến tên thì đồng bào Việt Nam vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ.Bác luôn luôn yêu thương , chăm sóc các anh chiến sỹ như con , chính vì vậy mà nhà thơ Minh Huệ đã ví Bác như''Người Cha mái tóc bạc''.Em rất yêu quý Bác.Là học sinh, em cần học tập và tu dưỡng đạo đức để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
viết một đoạn văn ngắn nêu lên cảm nhận của em về phong cảnh nông thôn qua bài thơ bạn đến chơi nhà
Tham khảo!
Gợi ý:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý
- Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ
- Tác dụng:
+ Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên
+ Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
=> Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một => Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.