“Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan trong bài “Qua Đèo Ngang” điêu luyện, trang nhã, mực thước, giàu tính ước lệ, đậm chất hoài cổ”. Nhận xét đó đúng hay sai ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi.
Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh
Tham Khảo
Chắc hẳn cũng chả ai khi nghe tới câu thơ này mà không biết bài thơ đó nhỉ “Bước tới đêò ngang bóng xế tà …” đúng thế mà nó được thể hiện vằ viết bởi bà Huyện Thanh Quan một con người yêu quê hương, yêu đất nước. Bà đã thể hiện cái chất đậm riêng của đèo ngang nơi đây bằng những cảnh tượng hùng hồn “bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cảnh sắc nơi đây thậm ảm đạm biết bao với những cảnh vật u buồn mà nơi đó chỉ có riêng cây, hoa, người và cảnh vật. Chính cái u buồn ảm đảm đó mà đã khiến cho tâm trí của tác giả cũng như của mỗi người khi đặt chân đến đây đều thư giãn, họ luôn cảm giác được sự hòa tâm trí của bản thân với thiên nhiên xung quanh, toát ra được những nỗi buồn mà mình đang phải hứng chịu với thiên nhiên và cả muôn vật. Tác giả trong văn bản này cũng vậy, bà đang mang đậm những nối buồn của riêng bản thân và muốn hòa mình vào cùng thiên nhiên , coi thiên nhiên , cảnh vật,.. như là một người bạn thứu hai của bản thân mình. Qua đó mà ta cảm nhận được biết bao điều về cảnh sắc, thiên nhiên nơi đây, nó như là một người bạn của mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây và cùng chúng ta chia sẻ những nỗi buồn từ chính tâm hồn của người đang mang những nỗi đau, nỗi buồn,..
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Quanda
Nền văn học trung đại nổi bật lên với nhiều gương mặt nhà thơ nam, nhưng bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của tên tuổi những nhà thơ nữ tài năng, có thể kể đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Tuy những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn không được coi trọng nhưng bằng tài năng và trong nền văn học của nước nhà. Bài thơ Qua đèo ngang là một tác phẩm thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan, nói về tình cảnh đơn độc của người con xa xứ và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng dưới thời vua Minh Mạng, tài năng xuất chúng của bà đã được triều đình trọng dụng và được phân bổ chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan dạy lễ nghi cho các cung phi, cung chúa chốn thâm cung. Để nhận chức, bà đã phải rời quê hương đến kinh thành Huế, trên đường đi nhận chức bà đã dừng chân ở Đèo Ngang và sáng tác lên tác phẩm Qua Đèo Ngang: “Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Hai câu thơ đầu tiên đã mở ra không gian, thời điểm đầy đặc biệt của bức tranh thơ. Thời gian mà Bà Huyện Thanh Quan lựa chọn trong bài thơ này đó chính là không gian của buổi chiều tà, đây là thời điểm bà dừng chân nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình dài. Nhưng cũng chính thời điểm chiều ta cũng gợi nhắc cho người ta nhiều suy tư, trăn trở. Các nhà thơ miêu tả “bóng xế tà” gợi ra không khí chậm chãi, trầm buồn của không gian khi ánh sáng của một ngày bắt đầu lụi tắt. Trong không gian ấy, khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang cũng khiến cho con người rợn ngợp, trống trải. Cảnh cỏ cây, hoa lá cùng chen nhau trên những phiến đá gợi ra sự phát triển mạnh mẽ, tốt tươi của sự vật nhưng đồng thời cũng tạo ra sự trống vắng, hoang sơ của chốn núi rừng. Làm cho khung cảnh vốn tĩnh lặng lại càng trở nên buồn đến rợn ngợp. Xem thêm: Tại sao nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Nếu như khung cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đèo ngang khiến cho Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, tịch mịch thì khi hướng cái nhìn về sự sống xung quanh lại mang lại cho tác giả cảm xúc của sự cô đơn, trống vắng. tác giả đã sử dụng các từ láy lom khom, lác đác để diễn tả sự ít ỏi, thưa thớt của những dấu hiệu sống, dấu hiệu của con người. Vốn muốn tìm sự ấm áp trong không gian hoang lạnh nhưng khi nhìn về sự sống thưa thớt lại càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, khắc sâu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Tiếng chim văng vẳng trong không gian đầy da diết gợi lên nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà của thi sĩ. Một mình nơi đất khách lại đứng trước không gian mênh mông vắng lặng của càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi cô đơn của mình. Tác giả đã sử dụng phép chơi chữ để làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà của mình. Quốc trong tiếng kêu quốc quốc là nỗi nhớ hướng về đất nước, về quê hương. Còn gia lại gợi nhắc đến nỗi nhớ về gia đình. “Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta” Dừng chân trong không gian núi trời mênh mông, bát ngát nhà thơ cảm nhận được nét đẹp của non sông gấm vóc của đất trời, tuy nhiên cũng chính không gian ấy lại làm sâu thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nơi đất khách quê người. Bởi những nỗi niềm, những tâm sự chẳng thể giãi bày cùng ai chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình.