K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2021

đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:

Dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xa xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a. Chỉ ra câu văn nêu vấn đề nghị luận trong đoạn văn

Câu văn nêu vấn đề nghị luận: "Dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

b. Để nhắn mạnh, làm nổi bật vấn đề nghị luận, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào đáng chú ý?

- Từ ngữ: Tác giả sử dụng những từ ngữ mạnh, sức biểu cảm cao.

- Hình ảnh: Hình ảnh được sử dụng trong bài gần gũi nhưng thiết thực, làm rõ chủ đề. Những hình ảnh nổi bật có thể kể đến như: "tinh thần ấy lại sôi nổi", "kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn", "lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

c. Theo em, ngày nay người Việt Nam có cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta không? Vì sao?

Theo em, ngày nay người Việt Nam cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong thời kì dịch bệnh hiện nay, tinh thần ấy còn cần thiết hơn nữa, nó cần được nhân rộng và lan tỏa nhiều hơn bao giờ hết. Vì ta đã biết, dịch bệnh chỉ có thể được kiểm soát khi có sự đồng lòng, chung sức của mọi người. Tinh thần yêu nước ấy, như Bác Hồ đã nói, nó "kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn", "lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7, tập hai)

a: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
b: Nội dung đoạn trích trên là gì?
c : Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d: Từ nội dung văn bản trên nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta

1
25 tháng 3 2022

a. PTBĐ: nghị luận

b. ND chính: Lòng yêu nước của nhân dân ta.

c. BPTT liệt kê

=> Tác dụng: liệt kê những tấm gương yêu nước, thể hiện niềm sự hào, khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. Suy nghĩ: cần phải có tinh thần yeeu nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; ra sức cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự hi sinh của ông cha...

 

  giúp mk gấpĐọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.·         Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành...
Đọc tiếp

  giúp mk gấp

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.

·         Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. Cấu tạo của chúng có gì đặc biệt?

 

·         Câu đầu đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng?

·         Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

·         Trong câu cuối doạn văn trên có một loạt động từ có sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các đọng từ ấy và phân tích giá trị của từ trường hợp?

2
17 tháng 5 2022

Tham khảo:

1, Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.

Cấu tạo: Nó nhiều câu đơn ghép lại với nhau thành câu ghép

2, Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước: đảo từ ''nồng nàn'' lên trước ''yêu nước'' gợi niềm yêu thương, yêu quý đất nước của mình. Qua đó tác giả ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân.Câu viết đúng: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

3, Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh so sánh thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước

Tác dụng: gợi tinh thần yêu nước của dân tộc ta là vô cùng to lớn đồng thời ca ngợi lòng dũng cảm, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, dân tộc.

4, Các động từ: lướt, nhấn chìm, kết

Giá trị của việc sử dụng hình ảnh: Đây là các động từ mạnh để miêu tả cảnh sóng thần nhưng ở đây tác giả đã dùng nó để miêu tả tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Qua đó chúng ta thấy được sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, kết tinh thành một làn sóng dữ dội có để đánh áp được mọi kẻ thù.

17 tháng 5 2022

Tham khảo

1, Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.

Cấu tạo: Nó nhiều câu đơn ghép lại với nhau thành câu ghép

2, Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước: đảo từ ''nồng nàn'' lên trước ''yêu nước'' gợi niềm yêu thương, yêu quý đất nước của mình. Qua đó tác giả ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân.Câu viết đúng: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

3, Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh so sánh thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước

Tác dụng: gợi tinh thần yêu nước của dân tộc ta là vô cùng to lớn đồng thời ca ngợi lòng dũng cảm, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, dân tộc.

4, Các động từ: lướt, nhấn chìm, kết

Giá trị của việc sử dụng hình ảnh: Đây là các động từ mạnh để miêu tả cảnh sóng thần nhưng ở đây tác giả đã dùng nó để miêu tả tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Qua đó chúng ta thấy được sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, kết tinh thành một làn sóng dữ dội có để đánh áp được mọi kẻ thù.

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc. 

Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :

`-` Lòng  yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.

`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.

Phần II.

Câu 1 : Tham khảo:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Câu 2 : Tham khảo:

* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người

- Cần tìm hiểu về sách

- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?

- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách

- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích câu nói:

– Sách là gì ?

- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

- Sách tốt là gì ?

- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích

=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học

2. Đưa ra các biểu hiện: 

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

–  Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.

- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.

- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. 

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

* Bài văn tham khảo:

 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.

    Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

    Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

     Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.

GIÚP EM VỚI ;-;Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ...
Đọc tiếp

GIÚP EM VỚI ;-;

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh)

1. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

5. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng?

6. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Giải nghĩa các động từ tìm được để thấy hiệu quả nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

1

1. nghị luận

2. Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

3. Nội dung chính của đoạn văn là nêu lên truyền thống yêu nước từ bao đời này của nhân dân ta.

4.- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

- Bổ sung thông tin về thời gian trong câu văn

 

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

c) Tìm và viết lại 1 câu rút gọn trong đoạn văn trên? Cho biết thành phần được rút gọn là gì?

d) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

e) Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu nước ở hiện tại

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân, đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,… (Ngữ văn 7, tập 2, trang 53)

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

d) Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết công dụng của trạng ngữ?

e) Từ đoạn văn trên em suy nghĩ gì về đức tính của Bác?

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

c) Lòng thương người ở xã hội ngày nay được biểu hiện như thế nào?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính?

Câu 3. Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

Câu 4. Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu chứng minh luận điểm: “Bác Hồ sống thật giản dị”.

1
6 tháng 3 2022

1

trích từ văn bản:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

-Tác giả:Hồ Chí Minh

2

PTBĐ chính :nghị luận

 

 

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.    Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

    Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”             

                                                                                 (Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục)

    Câu 1   Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai?

- Đoạn văn trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

       - Tác giả: Hồ Chí Minh

 

    Câu 2     Nội dung của đoạn trích trên là gì? Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước trong quá khứ.

0
Đề 2: : Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”                                     Tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Đề 2: : Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

                                     Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

                              (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Chủ đề của đoạn văn khẳng định lòng yêu nước củ nhân dân dân ta

b) Nêu vấn đề nghị luận của đoạn văn?

 

c) Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó.

d) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

1
12 tháng 3 2022

a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Chủ đề của đoạn văn khẳng định lòng yêu nước củ nhân dân dân ta

b) Nêu vấn đề nghị luận của đoạn văn?

=> Nghị luận về tinh thần yêu nước của dân tộc , người Vn.

 

c) Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 

=> Giới thiệu nhân dân ta luon có một lòng yêu nước nồng nàn và khẳng định lòng yêu nước chính là truyền thống quý báu của người Việt Nam.

d) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

=> Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ý nghĩa văn chương.