Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)
2.1. Đọc thầm bài văn sau:
Chợ nổi Cà Mau
Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.
Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…
Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Theo NGUYỄN NGỌC TƯ
2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)
a/ Vào buổi chiều.
b/ Vào lúc bình minh lên.
c/ Vào buổi trưa.
d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.
2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)
a/ Họp trên bờ sông.
b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.
c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông.
d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.
3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)
a/ rau, trái cây.
b/ hoa, rau, trái cây.
c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá.
d/ tất cả các mặt hàng.
4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)
a/ Để trang trí ghe cho đẹp.
b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.
c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.
d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.
5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)
a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.
b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.
6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)
a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.
b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.
c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.
7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)
a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.
b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.
c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.
8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)
…………………………………………………………………..…………………………………
9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)
…………………………………………………………………..…………………………………
a, đúng
b, sai
k mk nha