ai cho mik xin đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vfong 16 năm 2020 được ko ạ, có mik tick luôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
a. Ba Vì.
b. Nghĩa Lĩnh.
c. Sóc Sơn.
d. Phong Khê.
Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
a. Phú Thọ.
b. Phúc Thọ.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây
Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ ngữ.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Dùng từ ngữ nối.
d. Dùng quan hệ từ.
Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.
d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
Viết câu của em:………………………..
II - Phần viết:
1 . Chính tả: (Nghe – viết)
Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)
(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)
2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Bạn có cần Đáp án luôn ko?
Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:
a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?
Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu
a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ
Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr:
a/ Âm đầu ch: chích choè,
b/ Âm đầu tr: trống trường;
Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:
a/ Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần
Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo thời gian).
* Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:
a/ Con về đấy à?
b/ Em đã làm bài tập chưa?
c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?
d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?
Câu 2. Hãy đặt dấu câu thích hợp vào cuối câu
a/ Cô giáo hỏi xem ai là người học giỏi nhất lớp. (dấu chấm)
b/ Câu hỏi dễ thế mà cậu không trả lời được à? (dấu hỏi)
c/ Mình đã được nghe bài hát này ở đâu rồi nhỉ? (dấu hỏi)
d/ Tớ biết bạn làm sao có thể vẽ được bức tranh to thế chứ. (dấu chấm)
Câu 3. Viết 5 từ mà cả hai tiếng đều chứa âm đầu ch hoặc tr
a/ Âm đầu ch: chích choè, châm chích, chiều chiều, châu chấu, chán chường, chắc chắn, ...
b/Âm đầu tr: trống trường, tròn trịa, trùng trục, trăng trắng, tru tréo, trong trắng, ...
Câu 4. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:
a/Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài
Vd: Thưa cô, cô có thể giảng giúp em bài này được không ạ?
b/ Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em thích
Vd: Thư ơi, cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?
c/ Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày nghỉ cuối tuần
Vd: Bố ơi, cuối tuần này cả nhà chúng ta sẽ đi du lịch cùng nhau chứ nhỉ?
Câu 5. Em hãy quan sát lá bàng và viết một đoạn văn miêu tả lá bàng (khuyến khích miêu tả sự thay đổi màu lá bàng theo từng mùa)
- Mùa xuân: chồi non li ti, xanh mơn mởn
- Mùa hạ: lá to, dày hơn, có màu xanh ngắt
- Mùa thu: lá ngả thành màu đỏ tía. Cuối thu lá bắt đầu rụng xuống.
- Mùa đông: cây bàng trụi không còn một cái lá, cành khô trơ trụi.
Bài 1: Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ
Các từ hàng trên có thể nối với từ “địa” hàng dưới:
Từ “địa” nối được với các ô hàng dưới là:
chủ
Bài 2. Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn Chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các giỏ chủ đề
1. Cặp từ hô ứng
2. Cặp từ quan hệ
tớ - cậu,
càng - càng,
chừng như,
đâu - đấy,
như,
chúng tôi,
hơn,
3. Từ để so sánh:
tớ - cậu,
đâu - đấy,
càng - càng,
chừng như,
như,
chúng tôi,
hơn,
Bài 3: Điền từ
Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống
“Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết ......... lên trời cao.”
(Hà Nội - Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi 2: Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: “Dân càng giàu thì nước ……. mạnh.”
Câu hỏi 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Từ chỉ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật gọi là trật ……?
Câu hỏi 4: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“Tre già ........e bóng măng non
Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”
Câu hỏi 5. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cánh cam lạc mẹ vẫn nhận được sự ........ chở của bạn bè.”
Câu hỏi 6. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Hùng tâm ……. khí có nghãi là vừa quả cảm vừa có khí phách mạnh mẽ."
Câu hỏi 7. Điền từ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có cặp từ hô ứng: Ngày chưa tắt hẳn trăng ….. lên rồi.”
Câu hỏi 8. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” ca ngợi và khẳng định giá trị của con ….. trong vũ trụ.”
Câu hỏi 9. Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành câu: Trẻ cậy cha…… cậy con
Câu hỏi 10. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Cùng nhau chia sẻ đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống là nội dung câu thành ngữ “Đồng cam cộng ……..”