Câu 1. Khu vực Tây Nam Á, tiếp giáp với những biển nào sau đây?
A. Ca-xpi, Biển Đen, Biển Đỏ.
B. Ca-xpi, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A-ráp.
C. Ca-xpi, Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, A-ráp.
D. Ca-xpi, Biển Đen, Biển Đỏ, A-ráp.
Câu 2. Khu vực Đông Á có những đồng bằng nào?
A. Tùng Hoa, Hoa Bắc, Ấn-Hằng.
B. Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.
C. Hoa Bắc, Lưỡng Hà, A-ráp.
D. Tùng Hoa, Lưỡng Hà, Tu-ran.
Câu 3. Cho diện tích Nam Á là 4489 nghìn km2, dân số 1356 triệu người. Mật độ dân số của khu vực này là?
A. 302 người/km2. B. 30 người/km2.
C. 30,2 người/km2. D. 0,3 người/km2.
Câu 4. Để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, Ấn Độ đã thực hiện
A. Cuộc “Cách mạng trắng”.
B. Cuộc “Cách mạng xanh”.
C. Cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”.
D. Cuộc cải cách nông nghiệp.
Câu 5. Hướng gió chính ở khu vực Đông Á
A. mùa đông hướng Tây Nam, mùa hè Đông Nam.
B. mùa hè hướng Tây Bắc, mùa đông hướng Đông Nam.
C. mùa đông hướng Tây Bắc, mùa hè Đông Nam.
D. mùa hè hướng Tây Nam, mùa đông hướng Đông Bắc.
Câu 6. Khu vực Đông Á gồm các quốc gia nào?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
B. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.
D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 7. Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?
A. Sông Hoàng Hà. B. Sông Trường Giang.
C. Sông Mê Công. D. Sông Ấn, sông Hằng.
Câu 8. Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 9. Nam Á có các kiểu cảnh quan là
A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
B. rừng lá kim, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
C. rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
D. rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 10. Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?
A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.
C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía Nam.
D. Gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á
Câu 11. Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo.
C. Ấn Độ giáo và Phật giáo. D. Phật giáo và Hồi giáo.
Câu 12. Quốc gia phát triển nhất Nam Á là
A. Ấn Độ. B. Nê-pan.
C. Băng-la-det. D. Pa-kit-tan.
Câu 13. Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là
A. dịch vụ. B. công nghiệp.
C. nông nghiệp. D. khai thác dầu mỏ.
Câu 14. Quốc gia nào sau đây là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc. D. Lào.
Câu 15. Nhận xét nào sau sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á?
A. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á.
B. Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới.
D. Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á.
"Trần gian địa ngục là đây Đồn điền đất đỏ nơi tây giết người"
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã thành lập hàng loạt các công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ.
Đồn điền cao su miền Đông Nam bộ được ví là “địa ngục trần gian”, mỗi gốc cây cao su mọc lên là một phu cao su người Việt ngã xuống. Thanh niên trai tráng từ các vùng quê bị thực dân Pháp bắt đi phu đồn điền. Phu làm việc cực khổ, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, bị bóc lột đến tận xương tủy, ngày làm việc 12 giờ, ốm đau không được chữa bệnh, thiếu thốn trăm bề...
“Con giun xéo lắm cũng quằn”, phu cao su tự phát chống lại chế độ lao động hà khắc, chống lại sự đối xử dã man, tàn bạo của chủ tư bản với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Nhưng đấu tranh diễn ra đơn lẻ, thiếu sự lãnh đạo nên chưa kết thành một phong trào đấu tranh chung. Hầu hết bị đàn áp đẫm máu.
Câu ca dao trên chính là ghi lại lịch sử một thời của nước ta với những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đối với những người lao động nghèo Việt Nam bị đày ải tại những đồn điền cao su tại Đông Nam Bộ vào khoảng đầu thế kỷ XX.