Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:
Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm".
Bạn ơi đây là trang oline math nhé nên bạn chỉ được hỏi các câu liên quan đến toán thôi.
Nếu bạn muốn hỏi về các môn khác thì hãy lên trang h.vn (https://h.vn/) nhé.
Hôm ấy, lớp tôi trực tuần, tôi phải đến sớm hơn để dọn dẹp sân trường và vô tình nghe được câu chuyện giữa cây Bàng non và bác Phượng già.
Bằng giọng nhỏ nhẹ, bàng non kể cho bác phượng già nghe về cuộc đời mình:
- Bác Phượng ơi! Bác biết không, ngày xưa, khi cháu còn là hạt giống được bán ở cửa hàng, thầy giáo đã mua cháu về trồng ở sân trường. Lúc còn nằm trong lòng đất, hàng ngày cháu được tưới tắm, chăm sóc. Cháu vui lắm vì nghĩ khi lớn lên cháu sẽ che mát cho anh chị học sinh nên cháu cố hết sức vươn mình ra khỏi lòng đất. Mấy tháng đầu anh chị chăm sóc cháu hết mực, cháu hạnh phúc lắm. Tưởng chừng cuộc sống cứ sung sướng như vậy mãi nhưng cháu đã nhầm.
Sáng hôm qua, vào giờ ra chơi, khi các bạn học sinh nô đùa trên sân trường, bỗng một tốp học sinh vây quanh cháu, cháu giật mình không biết chúng định làm gì thì bỗng: "rắc! rắc", chúng bẻ cánh tay của cháu. Hu.. Hu…hu… Cháu đau quá bác ạ. Mặc cho cháu kêu khóc, van xin, chơi xong chúng bỏ đi để cháu ở lại khóc một mình. Nghĩ lại, cháu càng cảm thấy tức mấy cậu học sinh, họ không biết rằng họ hàng nhà bàng cháu có ích như thế nào hay sao mà lại phá hoại cháu như thế.
Bác Phượng già cũng buồn bã bảo:
- Bác cũng đang đau buốt vì các anh chị học sinh cuối cấp mang dao đến khắc tên lên thân bác đây. Nhưng mà đừng quá bi quan cháu ạ. Bên cạnh các cậu học sinh nghịch ngợm còn có các anh chị học sinh ngoan ngoãn biết chăm sóc và bảo vệ chúng ta.
Nhưng Bàng non vẫn lo lắng:
- Nếu cứ thế này cháu sợ sẽ không lớn nổi nữa bác Phượng ạ!
Bác Phượng già an ủi:
- Thôi nào, cháu phải lạc quan lên chứ!
Rồi bác Phượng im lặng, còn Bàng non vừa lo sợ vừa thút thít khóc.
Bỗng dưng tôi cảm thấy sống mũi cay cay. Tôi ân hận về việc tôi đã làm đau bàng non. Ngay sáng hôm ấy, tôi nhận lỗi với cô chủ nhiệm. Tôi và đám bạn bị phê bình. Chiều tan học, tôi cùng các bạn đến trồng hàng rào quanh cây bàng. Từ câu chuyện này, tôi mong rằng các bạn đừng phạm lỗi như tôi và hãy bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và màu xanh của trái đất nhé mọi người ! Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta !
:)
|
Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.
Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...
Dàn bài:
A. Mở bài:
-Giới thiệu về hai cây phong và nói về quang ảnh hiện tại của người kể.
B.Thân bài.
-Kể về nguyên nhân ra đời của hai cây phong
-Hai cây phong qua góc nhìn của người kể.
-Kỉ niệm của người kể với hai cây phong(hay nói cách khác là tuổi thơ của người kể với hai cây phong).
-Người kể đã nghĩ gì về hai cây phong và người trồng hai cây phong ấy?
-Vì sao hai caayphong ấy lại là niềm tự hào và sự gắn bó của chúng với người dân làng Ku-ku-rêu?
C.Kết bài.
-Tình cảm và suy nghĩ của người kể về hai cây phong.