K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

Tham khảo

 

1. Tích cực:

- Dẫn đến những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2. Tiêu cực: 

- Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. 

- Ô nhiễm môi trường.

- Những tai nạn lao động và giao thông.

- Các loại dịch bệnh mới...

7 tháng 1 2022

còn phải làm gì để hạn chế ạ

 

TL
29 tháng 12 2019

-Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.

- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn.

-Tìm tòi tri thức mới và không ngừng phát huy truyền thống hiếu học.

-Học tập là nguyên nhân chủ yếu giúp phát triển thành công cuộc cách mạng kh-kt.

TL
29 tháng 12 2019

-Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.

- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?5.Em biết gì về phong trào công nhân...
Đọc tiếp

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?

2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?

3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?

4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?

5.Em biết gì về phong trào công nhân thế kỉ XIX ?

6.Công xã Paris năm 1871 đá ra đời như thế nào ? Vì sao được gọi là nhà nước kiểu mới ?

7.Nếu điểm chung và khác biệt của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức cuối thế kỷ XIX đầu XX ? Theo em điểm khác biệt nào của các nước đế quốc có ảnh hưởng lớn đến thế giới ? Vì sao ?

8.Nêu thành tựu chủ yếu của kĩ thuật khoa học thế kỉ XVIII-XIX? Theo em thành tựu nào đã giải quyết thắc mắc lớn của con người? Vì sao ?

9.Nêu những hiểu biết của em về Cách mạng Tân Hợi?

10.Cho biết nguyên nhân quá trình xâm lược của các nước đế quốc châu Á và Đông Nam Á?

11.Em biết gì về cuộc duy tân minh trị ?

12.Em hãy nêu và so sánh điểm giống và khác của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2?

13.Cách mạng thế giới thứ hai và cách mạng thế giới thứ 10 Nga ?

14.Tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật ?

15.Các nước đế quốc châu Âu ,Mỹ ,Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất có đặc điểm gì chung và khác biệt ?

16.Hãy nêu nguyên nhân ,diễn biến ,nét mới ,hạn chế ,tính chất ,ý nghĩa của phong trào độc lập dân tộc châu Á ?

17.Nguyên nhân ,diễn biến, mục đích,kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2 ? Hãy so sánh về nguyên nhân, diễn biến, mục đích và kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới đó ?

18.Phát biểu cảm nghĩ hoặc suy nghĩ của em về chiến tranh ?

Mk cần gấp các bn nè trả lời được câu nào hay câu đó nha mong các bạn giúp mk thật lòng luôn

 

0
2 tháng 2 2016

* Sau chiến tranh lạnh Mĩ phát động chiến tranh lạnh vì :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ họp ở Vec xai để phân chia thành quả thắng lợi và ký các hiệp ước với các nước bại trận. Lúc đó, Liên Xô nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô, hệ thống chủ nghĩa Xã hội được mở rộng. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa Xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ và các nước tư bản phương Tây muốn câu kết với nhau để chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính toàn cầu thì sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và cả Liên Xô đều không có lợi.

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác  nó ngăn cản sự đối  thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

    + Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

    + Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

TL
13 tháng 3 2020

Nguyên nhân khiến sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và Đi đến tình trạng chiến tranh lạnh Là:

a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…

– Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
– Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949).
– Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh

– Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
– Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai minh chống phát xít sang thế đối đầu.

Do Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử thế nên Mĩ cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

20 tháng 12 2020

So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và cuộc khai thác thuộc địa lần 2

* Giống nhau:

- Về mục tiêu: khai thác tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt ở thuộc địa, biến nước ta thành thị trường rộng lớn, phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.

- Biện pháp, cách thức tiến hành: bóc lột sức lao động của nhân dân, tăng các loại thuế khóa.

- Hệ quả: Làm cho nền kinh tế VN ngày càng kiệt quệ, lệ thuộc vào “chính quốc”, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

- Tác động:

+ Tạo ra những chuyển biến về kinh tế và xã hội.

+ Làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.

* Khác nhau:

image

20 tháng 12 2020

Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

3 tháng 12 2019

Đáp án B

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực. Một con đường mới đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - con đường cách mạng vô sản. Đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

27 tháng 12 2019

Đáp án B

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực. Một con đường mới đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - con đường cách mạng vô sản. Đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất