K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mình đang cần gấp ai nhanh mình tít

2 tháng 1 2020

trả lời:

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-39231n.aspx

https://vndoc.com/bai-viet-lop-7-so-2-hay-viet-1-bai-van-bieu-cam-cua-em-ve-1-loai-cay-nao-do-ma-em-yeu-thich/download

https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-canh-khuya

https://vndoc.com/van-mau-lop-7-cam-nghi-ve-nguoi-me-than-yeu-cua-em/download

trên là 4 link của các bài từ 1 đến 4 bạn vào link và tham khảo 

học tốt

17 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời. Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.

Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.

Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.

17 tháng 12 2021

tham khao:

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương. Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vả hay tranh dành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về. 
26 tháng 7 2018

Quê hương là chùm khế ngọt  Cho con trèo hái mỗi ngày  Quê hương là đường đi học  Con về rợp bướm vàng bay" Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về. Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì làm tôi nhớ nhất. Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên. Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp! Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả! Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm trong cảnh vật làng quê. Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi. Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với lòng mình  sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

6 tháng 4 2023

hay

13 tháng 11 2016

Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

  • Cảm nhận về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.
  • Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá...
  • Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Lý Bạch .
  • Hóa thân làm Cò mẹ (Dựa theo bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm).

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.



 

13 tháng 11 2016

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cùng vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng tỏa sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

7 tháng 7 2016

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

8 tháng 7 2016

Quê hương ! Mới gọi tên thôi mà đã thấy nhớ vô cùng. Cuộc đời mỗi người ai chẳng có một quê hương . Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi cho tôi tuổi thơ ngọt ngào. Tôi sống trong vòng tay của quê hương, được ấp ủ, nâng niu, trở che như một người con bé bỏng. Quê hương cho tôi những buổi chiều hè nô đùa trên bãi cỏ triền đê, cho tôi những cái nắng oi nồng để cảm nhận được nỗi vất vả của người nông dân trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo , cho tôi tắm mát trên dòng sông phù xa , lăn mình trên bãi cát trắng . Ôi thật ấm áp. Thật êm đềm biết bao nhiêu!