Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mink chỉ gợi ý thôi
cái kết 1: Mã Lương cất chiếc bút đi vào 1 ngày trong giấc ngủ ông tiên ngày nào hiện lên và nói Mã Lương đưa lại câyy bút thần cho mik
cái kết 2:mọi người ca tụng Mã Lương và muốn Mã Lương lên ngôi vua sau đó thì Mã Lương đồng ý
cái kết 3:Mã Lương ném chiếc bút đi và Mã Lương trở về quê vs những người bạn ấu thơ và cuộc sống cũ
còn rất nhiều cái kết khác nếu bạn cần mik sẽ làm chi tiết hơn vì bài này mik làm rồi
Vì k có time nên mk đưa ra pài tham khảo nha ^^
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Sơn Tinh đang dự cuộc họp báo nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngăn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thuỷ Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thuỷ Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...
Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thuỷ Tinh đang chỉ huy dâng nưosc lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:
- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân ở những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?
Vị chỉ huy trưởng lúng túng:
- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.
Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thuỷ Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thuỷ Tinh tự đắc nói:
- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của ta, ta sẽ làm cho tất cả
Lời nói của Thuỷ Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ. Hàng nghìn bao tải cát được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thuỷ Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thuỷ Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thuỷ Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những thứ dụng cụ gia đình đang nỏi lềnh bềnh trên mặt nước. Máy xác gà, có trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như từng lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:
- Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.
Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.
Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để mỗi khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đáu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xúc hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thuỷ Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng quá sớm, tửơng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thuỷ Tinh thả sức ăn uống đến nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thuỷ Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thuỷ Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thuỷ Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc là lần thua đau đớn nhất của Thuỷ Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thuỷ Tinh.
Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kĩ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thuỷ Tinh sẽ không dâng nước đánh
tớ chép
Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kĩ trong khí trời có gió heo may…
Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.
Tụ tập tại lớp là eác bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!". Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn no rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì. Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".
Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.
– "Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.
– "Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.
– "Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".
Mai chau mày:
– "Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".
– Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? 'Tâm sự' nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.
– Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau dấy mà!
– À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.
Đảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.
– Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.
– Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó
Bạn tham khảo nhé
Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng ồm ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Bạn tham khảo nha
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Học tốt!!!
MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
#Châu's ngốc
“Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương...”.
Tôi cầm quyền sách, đứng nghiêm và đọc rõ ràng. Tôi tưởng như mình đang đứng trước lớp trong giờ giảng văn ngày mai. Mới tám giờ tối cả nhà còn thức cả. Bé Minh - đứa em lên bốn của tôi, chốc chốc lại nhảy lên la lớn:
- Anh Vũ đọc hay quá!...
Chiếc đồng hồ trên nóc tủ kêu lên những tiếng tích tắc nho nhỏ.
“Tốt... Tốt... Tốt” - Không hiểu sao, tôi lại nghe tiếng đồng hồ nói vậy. “Tốt... Tốt” nghe giống tiếng thầy giáo mỗi lần khen chúng tôi. Tôi mỉm cười và đọc say sưa.
Mười giờ.
Cả nhà đi ngủ, chỉ còn mình tôi với ngọn đèn dầu leo lét. Gió từ cánh đồng sau nhà thổi tới: ngọn đèn nghiêng qua, nghiêng lại, có lúc như chỉ còn là một sợi chỉ xanh lét. Tôi vội vàng chạy ra đóng cửa. “Ôi mát quá!”. Một làn gió nữa thổi tới. Tôi hít căng lồng ngực. Một khoảng không gian nho nhỏ trong cơ thể tôi chứa đầy hương thơm ngon ngọt, man mát của sương hồ và mùi nồng nồng, ngai ngái của đất bùn. Tất cả quyện lấy nhau, tạo thành hương vị riêng của đồng nội. Trời đầy sao và không gian tràn ngập hơi nước. Tôi khép cửa lại mà lòng lưu luyến.
Tôi lại ngồi vào bàn và cố quên đi mấy tiếng ếch đang ộp oạp ở bên ngoài vọng tới. Nhưng tiếng đồng hồ trên tủ thì tôi nghe mồn một:
“Thời gian - vàng bạc... Thời gian - vàng bạc”.
Tôi bực mình:
- "Thời gian là vàng bạc thì anh hãy để tôi yên. Tôi còn làm bài chứ?”
Chợt tôi nghe một giọng ồm ồm cất lên:
- “Ta nghe cháu đọc hay quá. Ta cũng muốn kể chuyện của ta...”
- “Ai nói?”. Tôi nhìn quanh, không thấy một bóng người. Cái giọng ấy lại vang lên:
- “Ta là đồng hồ đây. Cháu đừng sợ, đừng sợ”.
- “Cháu ạ” - Đồng hồ lại lên tiếng - “Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai. Ta già, nên ta biết nhiều chuyện quá khứ. Cháu đã nghe ai kể chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh phần hai chưa?”.
Thì ra truyện Sơn Tinh Thủy tinh tôi đọc lúc nãy gợi cho bác đồng hồ nhớ tới chuyện khác. Nhưng làm gì có truyện Sơn Tinh Thủy Tinh phần hai? Lạ quá! Thôi hãy nghe bác đồng hồ nói gì:
“Mười năm... Hai mươi năm... Một trăm năm... đụng độ nảy lửa giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh tưởng theo thời gian mà dần dần bị quên đi. Người ta tưởng mối hiềm khích xưa đã lùi vào dĩ vãng nhưng càng ngày nó càng dữ dội. Đã bao lần vua Thủy Tề xuất quân mà thua vẫn hoàn thua. Nhà vua ức lắm. Lần này, ngài lại ra quân. Đứng trước ba quân, nhà vua thét lớn:
- Hỡi ba quân! Chúng ta phải sinh tử một phen cuối cùng với Sơn Tinh. Ta và chúa Tản Viên không thể đội trời chung.
- Muôn tâu bệ hạ! Chúng ta không nên nóng vội - Một tiếng trầm trầm nhưng rắn chắc vang lên.
Thủy Tề quắc mắt, vung gươm. Tiếng gươm xé gió làm cả mặt nước sủi bọt, sóng đánh ầm ầm:
- Ai? Có phải quan văn cá chuối đó không? - Ngài quát.
Tâu bệ hạ! Ta ra đi lần này phần thua là nắm chắc. Chi bằng ta hãy dùng kế hiểm.
Mắt Thủy Tinh dịu lại, phán:
- Vậy kế chi, nói thử ta xem!
Quan văn cá chuối rạp mình, ghé tai vua, nói nhỏ hồi lâu. Mắt Thủy Tinh sáng lên, ra lệnh bãi triều, mặc cho tướng sĩ ngạc nhiên: không hiểu.
Lại nói về Sơn Tinh.
Một năm... Hai năm...Ba năm... Vẫn không thấy Thủy Tinh động tĩnh gì. Sơn Tinh tự nhủ: “Có lẽ y sợ chết khiếp rồi, chẳng còn dám bén mảng đến đây nữa”.
Rồi vua nghĩ đến những trận thắng huy hoàng thuở trước. Ngày này qua ngày khác, nhà vua chỉ nằm bên chén rượu, bàn cờ mà mơ mơ màng màng. Đây là trận thắng đầu tiên, ta đem Mỵ Nương về. A ha! Người cứ nổi sóng, nổi gió nữa đi! Ta đã hóa phép cho đỉnh núi cao chạm mây, suốt đời mi không thể dâng nổi ngọn sóng lên tới đây được. Sơn Tinh chỉ sống với quá khứ vàng son, quên mất việc luyện binh, luyện phép. Thân thể cường tráng của ngài bỗng chốc trở nên lọm khọm. Bệnh tật đã đến với ngài. Triều đình sợ phép ngài không dám nói một lời. Duy chỉ có quan tể tướng tên gọi “Voi độc ngà” là không sợ, tâu lên:
- Tâu đại vương, Thủy Tề không đánh, chắc có độc kế của y. Đại vương không lo liệu việc quân, chỉ nghĩ đến quá khứ vàng son, đến khi Thủy Tề kéo đến, lúc đó liệu quá khứ huy hoàng có thể giết nổi quân thù không?
Chỉ nghe có thế, Sơn Tinh đã quát lên:
- Tên quan già kia, mi định dạy khôn ta ư? Ta trọng mi có chút tài, vậy mà...
Quan tể tướng biết không lay chuyển nổi Sơn Tinh, cáo lui và về với rừng sâu, ngày đêm chiêu mộ quân sĩ, luyện tập cung tên.
Thấm thoát đã gần mười năm trôi qua. Trong mười năm ấy, Sơn Tinh ngồi yên quên luyện tập, quên đất nước. Cũng thời gian đó, Thủy Tinh đã làm được bao nhiêu việc: thành lập thêm những đội quân cảm tử vô cùng tinh nhuệ, học thêm được nhiều phép hô phong hoán vũ... và nhất là đã mua chuộc được họ hàng nhà mối làm nội ứng.
Ngày ra quân đã điểm, Thủy Tề cưỡi trên con sóng bạc đầu, dẫn đầu đội quân điệp điệp, trùng trùng đến chân núi Tản, Thủy Tề thét lớn: Hỡi tên chúa núi Tản Viên! Đã đến ngày ta hỏi tội mi đây:
Sơn Tinh bước ra, từ trên cao nhìn xuống, cố hét, nhưng đâu còn cái âm vang dội đất trời thuở xưa nữa:
- Ta bảo cho ngươi hay, nếu muốn vẹn toàn, hãy lùi quân. Ngươi còn nhớ những trận giao chiến ngày trước chứ!
Đến lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Sơn Tinh vẫn còn sống với quá khứ và không biết gì đến hiện tại.
Không để cho Sơn Tinh dứt lời, Thủy Tinh hô lớn:
- Ba quân! Đánh!
Và thế là đất trời chuyển động. Nước dâng cao, còn núi vẫn đứng nguyên không động cựa, Sơn Tinh giở phép thần thông nhưng không còn linh nghiệm. Ngài định nhấc ngọn núi phía tây, ngọn núi không nhúc nhích. Ngài lại định kê hòn núi phía đông, nhưng nó vẫn đứng trơ trơ. Ngài hô quân sĩ, chỉ nghe lác đác vài ba tiếng dạ vâng lập cập của bọn cảnh vệ. Ngài hối hận, luống cuống, nhưng đã muộn rồi, ngài nhắm mắt chờ chết.
Nhưng bỗng Ngài nghe tiếng động ầm ầm. Ngài mở mắt và thấy một cảnh tượng lạ lùng. Dưới nước màu đỏ ngầu, những tên tướng, những đám tàn binh của Thủy Tề đang giẫm lên xác nhau chạy trốn. Đất đá trên núi vẫn ầm ầm lao xuống, Sơn Tinh không tin ở mắt mình nữa. Ngài dụi mắt. Đúng! Kia là Tể tướng “Voi độc ngà” đang đứng trước đoàn quân hùng dũng. Voi tiến lại bên ngài và quỳ lạy. Dưới nước, Thủy Tinh dốc sức đẩy con sóng cuối cùng để phá đổ dãy núi. Nhưng Thủy Tinh đã thất bại vì họ hàng nhà mối đã bị quan Tể tướng phát hiện và trừng trị khi chúng thực hiện âm mưu bán nước.
Trời lại lặng, nước lại trong xanh, một màu xanh hiền hòa như chưa hề có trận kịch chiến vừa mới xảy ra.
Sơn Tinh hối hận, nước mắt tuôn rơi, miệng nói:
- Ôi! Ta chỉ sống với quá khứ mà không biết nghĩ đến hiện tại và tương lai. Nếu chẳng may Thủy Tinh thực hiện được ý đồ thì ta ân hận suốt đời.
Bác đồng hồ kể chuyện xong và khuyên tôi:
- Bác biết cháu học tốt những năm vừa qua. Nhưng cháu ơi, đừng có ôm ấp lấy quá khứ vàng son của mình mà chủ quan kiêu ngạo. Cháu phải nhớ luôn luôn vươn lên trong hiện tại và trong tương lai. Vươn lên không ngừng cháu ạ, bởi vì thời gian là vô tận, ai đoán được tương lai sẽ dừng lại lúc nào?
Xong câu chuyện, bác đồng hồ lại trở về công việc thầm lặng của mình. “Tích tắc... tích tắc”.
Tôi nghe âm thanh ấy như nghe lời bác nhắn với người đời sau:
Làm việc, làm nữa, làm mãi!
Học, học nữa, học mãi!
1 like nha bạn
Hơi bị dài phải ko bạn