Bạn nghĩ như thế nào về cuộc sống trong quá trình
Mình đang cần gấp ạ, giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...
Đại dịch COVID-19[5][6] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[7] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[a] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[b] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.[8][9][10] Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[11]
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày,[c][13] đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.[14] Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.[15][16][17]
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[18][19][20] Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[21]
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng.[22] Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.[23][24] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[5][6][25][26][27][28]
Tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2020, đã có hơn một triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,[3] với hơn 50.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 200.000 ca đã phục hồi.[2]
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[29]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[30][31] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[32][33
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
tham khảo
Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó
Tham Khảo ạ !
Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.