K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2017

Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

8 tháng 4 2021

Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

30 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người. Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

“Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam đã gửi gắm câu chuyện tình yêu trong sáng, đẹp đẽ giữa Thanh và Nga. Khi trở về quê, gặp lại những người mình yêu thương, Thanh cảm thấy hạnh phúc, yên bình bên bà và người bạn thời thơ ấu. Thế nhưng, thời gian gặp gỡ ngắn ngủi khiến Thanh và Nga nhanh chóng phải một lần nữa chia xa. Khi rời đi, Thanh đã nhắn gửi lời chào Nga mà không dám nói lời trực tiếp. Có lẽ chàng sợ mình sẽ lưu luyến mà không làm chủ được cảm xúc. Chàng bước đi mà nửa buồn nửa vui. Thanh nghĩa đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Có lẽ đó chính là tổ ấm hạnh phúc mà Thanh hằng ao ước. Và Thanh cũng tin rằng Nga sẽ luôn đợi chàng và mong chàng trở về. Đó chính là động lực để Thanh sớm trở về đoàn tụ và đem đến cho Nga một hạnh phúc viên mãn. 

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà

30 tháng 4 2018

Đáp án C

Cả a và b

7 tháng 10 2019

- Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ”. Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây “là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

- Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ “cái bên kia sông” mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái “bên kia sông” của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng “mơ ước tâm tưởng” ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là “một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên”. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

- Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

   + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.

   + Đó là sự thức tỉnh “giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn” nhưng đó là một “sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người” (Lê Văn Tùng)

6 tháng 4 2017

Phương Định:

- Ý thức được vẻ đẹp của bản thân "một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh" đôi mắt "có cái nhìn sao mà xa xăm"

- Nhạy cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, cô không biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông tưởng chừng như kiêu kì

- Tâm lí nhân vật qua những lần phá bom được miêu tả chi tiết, tinh tế

   + Có thể quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom đều là một lần thử thách với thần kinh

   + Cảm giác trở nên sắc nhọn hơn khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếp đó căng thẳng đợi chờ tiếng quả bom nổ

→ Ngòi bút của tác giả miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật trong truyện. Cái nhìn và cách thể hiện con người thiên về cái trong sáng, tốt đẹp, hướng thiện

26 tháng 8 2017

Ngòi bút miêu tả tâm lý Nguyễn Minh Châu tinh tế, giàu tinh thần nhân đạo

- Tác giả đặt nhân vật vào vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về bản thân mình

- Nhĩ suy nghĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những người cụ thể như vợ, con, chính cuộc đời mình

   + Mọi cảnh vật trước mắt Nhĩ trở nên đẹp, khi Nhĩ sắp từ giã cõi đời

   + Hình ảnh người vợ gầy guộc với sự tần tảo là " nơi nương tựa" cho cả gia đình

   + Sự thức tỉnh của Nhĩ về vẻ đẹp bên kia bãi bồi tô đậm hình ảnh đứa con mải chơi không thấy bãi bồi hấp dẫn

   + Là tình yêu với cuộc sống, được trải nghiệm qua cuộc đời nhiều thăng trầm

- Nhĩ suy nghĩ về Liên: anh nhận ra tất cả sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ

- Nhĩ khao khát được đặt chân tới bãi bồi bên kia sông

8 tháng 4 2021
  • Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.
  • Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.
  • Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :
  • Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.
  • Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)
8 tháng 4 2021

Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

– Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậmsắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.

– Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh.

– Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa :

+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xavời đang lôi cuốn con người tìm đến.

+ Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng)

Nguồn: https://123doc.net/document/3405647-phan-h-hiem-khao-khat-cua-nhan-vat-nhi-trong-gio-phut-cuoi-cung-cua-cuoc-doi.htm