K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Thời thơ ấu - Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có rừng thông xanh là tôi yêu quý nhất.

Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh.

Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập. Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông.

Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.

Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót: "Ríu ran kẽ la- Là lời của chim". Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh.

Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay... Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy thân cây và đo xem mình có cao bằng nó không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư.

Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn, tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.

Chủ nhật được nghỉ, chúng tôi vào rừng chơi đánh trận giả. Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía. Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt. Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xòa, vi vu suốt ngày đêm.

Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh...

Đấy! Rừng thông xanh của tôi là như thế đấy! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, rừng thông xanh đều cùng tôi chia sẻ. Đã bao mua xuân qua, rừng thông xanh của tôi đều giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là kí ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời của tôi.

25 tháng 11 2021

cái này đc ko

14 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Abbey thân mến!

Hôm nay là mùng một Tết Nguyên Đán. Ở đất nước của tôi, Tết Nguyên Đán là Tết tính theo âm lịch (quan niệm về thời gian của người phương Đông). Đấy là Tết cổ truyền mang đậm bản sắc và văn hoá dân tộc với những phong vị cốt truyện: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” khiến ai đi xa đều hướng về quê hương mỗi độ xuân về. Tôi rất vui khi nhận được thư bạn vào đúng ngày này, bởi vậy phải viết thư hồi âm cho bạn ngay.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một chút về cách người dân quê tôi đón Tết. Chiều ba mươi tháng Chạp nhà nào cúng quây quần nấu bữa cơm tất niên, thắp hương cúng ông bà tổ tiên tỏ lòng thành kính biết ơn. Gần đến giao thừa, cả nhà tôi mặc đẹp, mẹ tôi lại mặc bộ áo dài truyền thống thật duyên dáng cùng ra phố hoà vào dòng người đi đón giao thừa và hái lộc xuân bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Cành lộc xuân tượng trưng cho ước nguyện năm mới may mắn, có nhiều tài, lộc, phúc đức. Tôi rất thích cùng ba, mẹ và em gái đi hái lộc để tận hưởng hương xuân trong đêm thanh bình. Đi chơi Tết, người lớn thường cho ít tiền lẻ vào bao đỏ mừng tuổi trẻ con, mong chúng hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Số tiền mừng tuổi ấy tôi cho vào con lợn đất dành để mua quần áo, sách vở, riêng năm vừa rồi tôi đã ủng hộ tất cả cho các bạn học sinh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Bạn có thích được mừng tuổi không khi tôi kể cho bạn biết điều này?

Mới chỉ kể riêng cái Tết thôi đã thấy phong tục văn hoá nước tôi và nước bạn khác nhau rất nhiều. Lịch sử nước tôi là lịch sử của hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, vì thế hơn ở bất cứ đâu, người dân nước tôi rất khao khát hoà bình, độc lập để xây dựng đất nước giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà thủ đô Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của tôi vừa đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng.

 

Nếu bạn có dịp đến đây, tôi sẽ đưa bạn đi tham quan nước mình. Chúc tình bạn của chúng ta đơm hoa kết trái. Chờ hồi âm của bạn.

Chào thân ái

14 tháng 10 2021

May yêu dấu,

Tớ đã được nghe dì Hồng kể về cậu rất nhiều. Bởi vậy mà hôm nay, tớ viết bức thư này với mong muốn được làm quen với cậu. Đặc biệt, tớ muốn kể cho cậu nghe về nơi quê hương của tớ.

Đầu thư, tớ sẽ giới thiệu về bản thân mình. Tớ là Minh Anh. Năm nay tám tuổi, bằng tuổi cậu. Hiện tại, tớ đang là học sinh lớp 3A, trường tiểu học (tên trường). Môn học yêu thích nhất là môn Tiếng Anh. Những lúc rảnh rỗi, tớ thường đọc sách, xem hoạt hình. Tớ cũng rất thích tìm hiểu về các nước trên thế giới. Trong bức thư tới, cậu hãy kể cho tớ nghe về nước Mĩ nhé.

Còn bây giờ, tớ sẽ giới thiệu cho cậu về đất nước của tớ. Việt Nam là một nước nằm ở châu Á. Lịch sử của đất nước tớ đã trải qua hàng nghìn năm. Không chỉ vậy, đất nước của tớ có truyền thống văn hóa lâu đời. Thiên nhiên Việt Nam phân hóa rất đa dạng. Còn con người Việt Nam rất thân thiện, hiếu khách.

Thành phố mà tớ đang sống là Hà Nội - thủ đô của Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính.

Dĩ nhiên, một thành phố không thể làm nên vẻ đẹp của cả một đất nước. Nhưng Hà Nội đã mang những vẻ đẹp tiêu biểu nhất của Việt Nam. Tớ cũng tự hào khi được sinh sống ở thủ đô xinh đẹp này.

Dì Hồng kể rằng cậu là một cô gái rất dễ thương. Cậu còn thích đọc sách giống tớ. Và đặc biệt là May rất yêu thích đất nước Việt Nam phải không? Nếu như cậu có dịp đến thăm Việt Nam, tớ sẽ đưa cậu đi tham quan đất nước của tớ.

Cuối thư, tớ chúc cậu học tập thật tốt. Mong sớm nhận được hồi âm từ cậu.

Bạn của cậu

quỳnh anh

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Kỳ nghỉ hè năm nay em được về quê thăm ông bà ngại. Khi trên xe, em đã rất háo hức. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả. Khi đến giờ về, ông bà đã ra ngoài và tiễn em đến tật lúc em đã lên xe. Khi đó xe đã đi nhưng quay lại em vẫn thấy ông bà đứng trước cửa. Khi đi qua cánh đồng, những bông lúa nhấp nhô như đang chào tạm biệt em.

Em rất yêu đồng lúa quê hương em vì đó là nơi người nông dân làm ra gạo cho chúng ta ăn. Em mong đến kỳ nghỉ hè thật nhanh để em có thể về chơi với ông bà và ngắm cánh đồng quê hương.

5 tháng 10 2021

hay nhưng lạc đề bucminh

18 tháng 9 2023

a, Những chi tiết miêu tả thiên nhiên khi gió lạnh tràn về:

+Đất khô trắng

+Cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+Trời không u ám, toàn một màu trắng đục

+Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cảm xúc của nhân vật Sơn về thiên nhiên và cảnh vật : 

+ "Tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi"

+ "Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị"

- Sơn được mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc

-  Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn:

+ "Sơn vẫn thân mật chơi đùa"

+ "không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn"

=> Cuộc sống ra đình Sơn khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn

- Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ :

+ Cách ăn mặc : Vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi

+ Bộ dạng : Ăn mặc không khác ngày thường, mỗi cơn gió đến, chúng nó run lên, hàm răng đập vào nhau

+ Thái độ : Tỏ thái độ vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập

- Hiên là bạn nhỏ được chú ý nhất. Vì Hiên là đứa con gái hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên. Và cách ăn mặc của cô bé giống những đứa trẻ hàng xóm kia; đứng co ro bên cột quán, mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay

 

Cảnh những cơn mưa rừng             Đâu những những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn             Ta lặng ngắm Giang Sơn ta đổi mới ?1.Đọc những câu thơ miêu tả  bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác gải khắc hoạ như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó?Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ?2.Đọc những...
Đọc tiếp

Cảnh những cơn mưa rừng

             Đâu những những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

             Ta lặng ngắm Giang Sơn ta đổi mới ?

1.Đọc những câu thơ miêu tả  bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác gải khắc hoạ như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó?Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ?

2.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác gả khắc hoạ ntn?Tâm thé của vị chúa tể trước bức tranh đó?Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ?

3.Đọc khổ thơ thứ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú được khắc hoạ ntn?Tâm rạng của con hổ ra sao?Nghệ thuật sử dụng

4.Đọc khổ thơ thứ 5 và cho biết khát khao tự do,thoát li thực tại của con hổ được tác giả khắc hoạ qua những biện pháp nghệ thuật nào?Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó

giúp mình với mình đang cần gấp ạ

0
26 tháng 10 2023

Cứu với cứu với mng ơi:(((

26 tháng 10 2023

Ý kiến về cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du như một bức tranh tâm trạng là một quan điểm hết sức đúng đắn. Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh tươi sáng, đẹp đẽ của thiên nhiên trong ngày xuân với cảnh trời xanh, hoa nở rộ, và sông nước êm đềm. Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ đơn thuần là mô tả cảnh vật mà còn truyền tải tâm trạng của nhân vật Kiều. Cảnh xuân đẹp đẽ này được dùng để làm nổi bật tâm hồn của Kiều, người đang trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Và khi ngày xuân đi qua, bức tranh thiên nhiên này trở thành một bức tranh tâm trạng của sự tương phản giữa vẻ đẹp của tự nhiên và khổ đau trong tâm hồn Kiều. Hay khi ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả vẻ đẹp kiến trúc của lầu và cảnh vật xung quanh, nhưng cô độc và lạnh lẽo. Lầu Ngưng Bích tượng trưng cho cuộc đời bất hạnh của Kiều, nơi cô phải sống một cuộc sống xa lánh, cô đơn và đầy khổ đau. Cuộc sống trong lầu không phải là một cuộc sống hạnh phúc, mà chứa đựng nhiều thử thách và khó khăn. Dù nàng là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ Kim Trọng,nhớ bố mẹ già. Ta có thể thấy được nỗi buồn bã, cô đơn của nàng, một người phụ nữ bất hạnh, không nơi nương tựa, mất đi những gì quý giá nhất...
Tham khảo thôi nha bạn!

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

15 tháng 10 2023

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư:

- Chiều loang dần trên cát

- Tiếng chim gọi ngày

- Nắng quánh vàng như mật

- Sao thắp hải đăng

- Sương giăng

24 tháng 5 2019

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.