Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn bắt đầu ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.
II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ 4/49.
III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F4, alen a có tần số 2/13.
IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 7/11.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
Quần thể ngẫu phối có cấu trúc: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Tần số tương đối của các alen trong quần thể ở thế hệ xuất phát là: A = 0,36 + 0,48/2 = 0,6; a = 1 – 0,6 = 0,4
Quần thể cân bằng nên ở thế hệ F 1, cấu trúc của quần thể vẫn là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Xét các phát biểu của đề bài:
I đúng. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, quần thể có cấu trúc: 0,36AA : 0,48Aa hay 3/7AA : 4/7Aa → cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.
II đúng. Tần số tương đối của alen a ở giai đoạn sau tuổi sinh sản F1 là: 4/7 : 2 = 2 7 hay 0 , 4 1 + 0 , 4 = 2 7
Vì quần thể ngẫy phối nên ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ = 2 7 2 = 4 49
III sai. Vì ở giai đoạn tuổi sau sinh sản F3 có tần số alen = tần số alen ở giai đoạn mới nảy mầm F4.
Tần số alen a ở giai đoạn tuổi sau sinh sản F3 là: 0 , 4 1 + 3 . 0 , 4 = 2 11
IV đúng. Giai đoạn mới nảy mầm F2 có cấu trúc: 5 7 2 AA : 20 49 Aa : 2 7 2 aa
Giai đoạn tuổi sau sinh sản F2 là: 5/9AA : 4/9Aa
Giai đoạn mới nảy mầm F3: 49/81AA : 28/81Aa : 4/81aa
Giai đoạn tuổi sau sinh sản F3: 7/11AA : 4/11Aa.