Ở ruồi giấm, một học sinh quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 1 tế bào sinh dục có kiểu gen A a B b D e d E từ đó ghi vào sổ thí nghiệm 1 số nhận xét sau đây:
(1). Tùy thuộc các xếp hàng của NST trong kỳ giữa I mà quá trình có thể tạo ra 16 loại giao tử khác nhau.
(2). Hiện tượng hoán vị xảy ra đối với cặp NST D e d E và tạo ra 4 loại giao tử riêng biệt liên quan đến cặp NST này.
(3) Nếu tạo ra loại giao tử ABDeY thì nó sẽ chiếm tỷ lệ 1/2 trong tổng số giao tử tạo ra.
(4) Tính trạng do gen H chi phối chỉ xuất hiện ở giới đực mà không xuất hiện ở giới cái. Số nhận xét chính xác là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án A
(1) Tùy thuộc các xếp hàng của NST trong kỳ giữa I mà quá trình có thể tạo ra 16 loại giao tử khác nhau. à sai, tạo tối đa 2 loại giao tử (vì đây là tế bào sinh dục đực và chỉ xét 1 tế bài)
(2) Hiện tượng hoán vị xảy ra đối với cặp NST D e d E và tạo ra 4 loại giao tử riêng biệt liên quan đến cặp NST này. à sai, vì cơ thể ruồi giấm đực không có giảm phân.
(3) Nếu tạo ra loại giao tử ABDeY thì nó sẽ chiếm tỷ lệ 1/2 trong tổng số giao tử tạo ra. à đúng.
(4) Tính trạng do gen H chi phối chỉ xuất hiện ở giới đực mà không xuất hiện ở giới cái. à sai, gen H nằm trên NST X nên tính trạng do gen H chi phối sẽ xuất hiện ở cả 2 giới.