Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chàng trai Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng khi đó mới chỉ 16 tuổi, chàng hiện lên như một nhân vật lý tưởng, không hề ham muốn lập công danh, chỉ mang tài năng để giúp đời. Có thể nói thử thách đầu tiên chính là việc gặp chuyện bất bình, giữa đám cưới đông đảo gươm giáo sáng ngờ, Vân Tiên một mình tay không, bẻ cây làm gậy nhưng vẫn đánh cho bọn cướp tan tác. Đánh tan lũ cướp sơn đà chàng đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Thấy hai cố gái còn chưa hết run sợ, chàng bèn tìm cách an ủi. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người, chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, chàng đã khước từ. Qua đây đã giúp người đọc hình dung ra, Nguyễn Đình Chiểu như đưa ra một quan điểm về người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc. Lục Vân Tiên chính là đại diện cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác khi xưa.
Em tham khảo:
Trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi nhìn thấy bọn cướp, Lục Vân Tiên không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc hại dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, NGuyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa.
Lục Vân Tiên là hình tượng tuyệt đẹp được khắc họa thông qua mô típ quen thuộc ở truyện thơ Nôm truyền thống. Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu, hôn nhân... Nhà văn rất mực yêu mến, dành nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên để ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Lục Vân Tiên hiện lên trước hết là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Vừa tìm đánh bọn cướp, Lục Vân Tiên vừa la mắng: " bớ đảng hung đồ- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân" Lời lẽ của Lục Vân Tiên như lời tuyên chiến không khoan nhượng với cái ác, đồng thời thể hiện rõ tính chính nghĩa, vì dân của hành động chàng đang thực hiện. Qua đó ta thấy tinh thần xả thân vì nghĩa của chàng. Nếu Đôn-ki hô-tê vì lòng nhân từ mà nghênh chiến với cối xay gió thì Vân Tiên chiến đấu với bọn cướp bằng sức mạnh, võ nghệ của người anh hùng. Sức mạnh của Vân Tiên khiến cho đầu đảng Phong lai " trở chẳng kịp tay", " Bị Tiên một gạy thác rày thân vong", còn lâu la bốn phía thì " đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay". Không chỉ là người tài năng, có tấm lòng vị nghĩa Lục Vân Tiên còn là con người từ tâm, nhân hậu: chính trực, hào hệp, khuôn phép, mẫu mực. Ứng xử tế nhị đó một phần cho thấy lối sống khuôn phép, mẫu mực, nề nếp phần khác thể hiện đức tính khiêm nhường: " Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng trước sau kiên định với quan niệm người anh hùng thấy việc nghĩa thì không thể không làm. Vân Tiên hiện lên trong đoạn trích là một người anh hùng, nghãi khí, có học thức, chính trực, khuôn phép, nhân hậu, trọng ân nghĩa.
Được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai học giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. Lục Vân Tiên thuộc nhân vật lí tưởng. Gặp tình huống bất bình này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội để chàng hành động.
Hành động đánh cướp:
Bộc lộ tính cách anh hùng tài năng và tấm lòng vì nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vân Tiên vẫn bẻ cây bên đường làm gậy xông vào đánh cướp.
Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp vẻ đẹp của người dùng tướng theo phong cách văn chương xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng của những dũng tướng.
=> Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài; từ tâm nhân hậu.
Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên tìm cách an ủi họ, ân cần hỏi han.
Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay.
Chàng từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vướng bận.
Em tham khảo nhé:
Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi chàng nhìn thấy bọn cướp, chàng không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc cướp hại nước hại dân. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng là đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Vâng, chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa đọng mãi trong lòng người đọc.
Em tham khảo nhé:
Chàng trai Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng khi đó mới chỉ 16 tuổi, chàng hiện lên như một nhân vật lý tưởng, không hề ham muốn lập công danh, chỉ mang tài năng để giúp đời. Có thể nói thử thách đầu tiên chính là việc gặp chuyện bất bình, giữa đám cưới đông đảo gươm giáo sáng ngờ, Vân Tiên một mình tay không, bẻ cây làm gậy nhưng vẫn đánh cho bọn cướp tan tác. Đánh tan lũ cướp sơn đà chàng đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Thấy hai cố gái còn chưa hết run sợ, chàng bèn tìm cách an ủi. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người, chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, chàng đã khước từ. Qua đây đã giúp người đọc hình dung ra, Nguyễn Đình Chiểu như đưa ra một quan điểm về người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc. Lục Vân Tiên chính là đại diện cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác khi xưa.