K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầuTrời xanh của bố emHình răng cưa nham nhởTrời xanh giữa đạn bomRách, còn chưa kịp váTrời xanh của riêng emEm chưa nhìn thấy hếtDài và rộng đến đâuAi bảo giùm em biết?Dài và rộng đến đâuLớn rồi em sẽ biết(Trời xanh của mỗi người - Xuân Quỳnh)1. Xác định phương thức biểu đạt chính (0.5 điểm)2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong...
Đọc tiếp

 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu

Trời xanh của bố em

Hình răng cưa nham nhở

Trời xanh giữa đạn bom

Rách, còn chưa kịp vá

Trời xanh của riêng em

Em chưa nhìn thấy hết

Dài và rộng đến đâu

Ai bảo giùm em biết?

Dài và rộng đến đâu

Lớn rồi em sẽ biết

(Trời xanh của mỗi người - Xuân Quỳnh)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính (0.5 điểm)

2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ (0.5 điểm)

3. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0.5 điểm)

4. Em hiểu thế nào về câu thơ: "Trời xanh giữa đạn bom/ Rách, còn chưa kịp vá" (0.5 điểm)

5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ (1.0 điểm)

6. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng (1.0 điểm)

7. Em có đồng tình với ý kiến: "Dài và rộng đến đâu/ Lớn rồi em sẽ biết"? Vì sao? (1.0 điểm)

8. Rút ra những thông điệp có ý nghĩa đối với em sau khi đọc xong đoạn thơ.(1.0 điểm)

9. Xác định thể thơ (0.5 điểm)

10. Viết đoạn văn 5- 10 dòng nêu suy nghĩ về : trời xanh của riếng em. (1.0 điểm)

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau: Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh non.Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữa.Trái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn nhánh cong.Nhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô biên sáng nắngMấy chú quả sấu nonGiỡn cả cùng mây trắngMấy...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ và thực hiện yêu sau:

Chót trên cành cao vót

Mấy quả sấu con con

Như mấy chiếc khuy lục

Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng

Đóng khung vào cửa sổ

Làm mấy quả sấu tơ

Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng

Để đeo oằn nhánh cong.

Nhánh hãy giơ lên thẳng

Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời

Giữa vô biên sáng nắng

Mấy chú quả sấu non

Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt,

Thoáng như một nghi ngờ,

Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có

Xảy ra như thế nào?

Nay má hây hây gió

Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn

Nấn từng vòng nhựa một

Một sắc nhựa chua giòn

Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức

Trăm thứ giặc, thứ sâu,

Thách kẻ thù sự sống

Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non

Chưa ăn mà đã giòn,

Nó lớn như trời vậy,

Và sẽ thành ngọt ngon.

(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Về thể thơ, bài thơ trên giống với bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 (Tập 1) ?

       A. Ngàn sao làm việc                     B. Đồng giao mùa xuân             

       C. Quê hương                                 D. Gò me

Câu 2: Trong câu thơ  Trông ngây thơ lạ lùng có bao nhiêu từ láy được sử dụng?

  A. 1                       B. 2                               C. 3                            D. 4

Câu 3: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sấu non nhí nhảnh.

D. Những quả sấu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa ?

A. Vì chúng ở trên cao.          B. Vì chúng là những quả sấu non.

 C. Vì chúng chưa lớn.           D. Vì chúng là khuy lục của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  Giỡn cả cùng mây trắng có nghĩa là gì?

A. Vui              B. Đùa                      C. Chơi                                D. Nghịch

Câu 6: Hai câu thơ Trái non như thách thức/Trăm thứ giặc, thứ sâu gợi điều gì về hình ảnh trái non?

 A. Sự hèn nhát trước kẻ thù đang đe dọa tấn công mình.

 B. Sự tự tin trước mọi khó khăn, thử thách.

 C. Thái độ tự tin, sẵn sàng đối mặt và chống trả trước sự đe doạn tấn công từ kẻ thù.

D. Thái độ ngang ngược trước kẻ thù.

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau quả sấu con con, quả sấu tơ, trái con, mấy chú quả sấu con  tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Từ “Ôi” trong câu thơ Ôi! từ không đến có/ Xảy ra như thế nào? thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

A. Lo lắng                                      B. Bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú  

C. Vui mừng                                   D. Hoảng hốt

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9:  Em học tập được gì từ hình ảnh trái non trong đoạn thơ:

                        Trái non như thách thức

                       Trăm thứ giặc, thứ sâu,

                       Thách kẻ thù sự sống

                       Phá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

0
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sáng ra trời rộng đến đâuTrời xanh như mới lần đầu biết xanhTiếng chim lay động lá cànhTiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùngTiếng chim vỗ cánh bầy ongTiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơmGọi bông lúa chín về thônTiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhàTiếng chim cùng bé tưới hoaMát trong từng giọt nước hoà tiếng chimVòm...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim
                             Định Hải, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017

Câu 1: (1 điểm) Xác định từ loại của của từ “tiếng chim” và từ “vỗ” trong câu thơ “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong”

Câu 2: (1 điểm) Phát triển từ tiếng chim thành 1 cụm từ: danh từ

Câu 3: (2 điểm)  Cho các từ: kéo, mang, đội, gọi, rủ, em hãy thử thay thế từ “tha” trong câu thơ sau xem có được không? Giair thích tại sao?

“Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”

Câu 4: (2 điểm)  Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những dòng thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.

mọi người giúp tui nha . tui thấy khó 

0
8 tháng 7 2021

1. Thể thơ 5 chữ.

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu cảm thán

4. BPTT: So sánh

Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh của lá cọ, giúp cho chúng trở nên đẹp và sinh động như mặt trời

5. Hình ảnh ''mặt trời xanh của tôi'' theo cách hiểu của em là: lá cọ xòe ra như mặt trời, những chiếc lá màu xanh - mặt trời xanh

8 tháng 7 2021

1) Bạn không cách dòng thì không xác định được thể loại rồi nhưng nếu bài thơ này thì theo thể 5 chữ

2) PTBDC: Biểu cảm

3) Đây là câu đặc biệt nếu xét theo cấu tạo

4) BPTT: So sánh"như mặt trời "
Tác dụng: Diễn tả một cách chính xác hình ảnh lá cọ. Lá cọ trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn

5) Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở hiểu đơn giản là sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả. Lá cọ xoè những cánh nhỏ dài màu xanh nhìn xa xa giống như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh". Mà qua đó tác giả bộc lộ  tình cảm yêu mến và tự hào của về rừng cọ của quê hương cũng như tình yêu quê hương đằm thắm.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.                                              ‘Hai cha con bước đi trên cát                                              Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.                                              Bóng cha dài lênh khênh                                              Bóng con tròn chắc nịch.                                               Sau trận mưa đêm rả...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

                                             ‘Hai cha con bước đi trên cát

                                              Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.

                                              Bóng cha dài lênh khênh

                                              Bóng con tròn chắc nịch.

 

                                              Sau trận mưa đêm rả rích

                                              Cát càng mịn,biển càng trong.

                                                 Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng,

                                                 Nghe con bước lòng vui phơi phới.’’

                                                                                  (Trích ngữ văn 6-tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên ?

Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?

Câu 4: Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và tác dụng của nó ?

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?

giúp mk vs ạ

1
17 tháng 3 2022

c1

Trích văn bản : Những cánh buồm 

Tác giả : Hoàng Trung Thông

c2

Thể thơ: tự do

c3

PTBĐ : biểu cảm, tự sự, miêu tả

c4

Các từ láy :rực rỡ,  lênh khênh, rả rích, phơi phới

Tác dụng : -Làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm

                -Góp phần miêu tả cảnh 2 cha con dạo chơi trên biển

c5

   -Nội dung : Cảnh hai cha con dạo chơi trên biển

 

 

 

 

 

24 tháng 5 2017

Lời giải:

Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ: những lá cọ.

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

0
Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
24 tháng 4 2022

Câu 1: PTBĐ chính: miêu tả

Câu 2: Các BPTT có trg đoạn trích: nhân hóa, so sánh

Câu 3: TD của nhân hóa: làm cho SV trở nên sinh động, dễ hình dung, gần gũi và thêm phần gợi tả gợi cảm

           TD của so sánh: khiến sự vật dễ liên tưởng, dễ hình dung trong mắt độc giả hơn và tăng thêm vẻ đẹp cho SV được so sánh

Câu 4: Nội dung của đoạn trích: Miêu tả về vẻ đẹp của phong cảnh sông Hương và hình ảnh của nó vào mùa hè.