Hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt được chia thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 lít khí ở đktc.
- Phần 2: Đem nung nóng ở nhiệt độ cao để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được chất rắn C và không có khí bay ra. Cho C phản ứng hết với dung dịch AgNO3 1M thì cần 120 ml. Sau phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn và dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2. Công thức của oxit sắt và khối lượng của từng chất trong A lần lượt là
A. Fe2O3; 3,24 gam và 9,6 gam
B. Fe2O3; 3,24 gam và 19,2 gam
C. Fe3O4; 2,7 gam và 2,33 gam
D. FeO; 5,4 gam và 14,4 gam
đáp án B
nH2 ở phần 1 = 0.09 nAl = 0.06
Nhiêt nhôm hỗn hợp còn Al2O3, Fe, oxit dư (có thể có )
→ qua NaOH, Al2O3 bị hòa tan hết, còn Fe và oxit săt dư + 0.12 mol AgNO3 tạo 17.76g chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2 nên chất rắn Ag ,oxit và Fe dư
nên m chất rắn khi mới cho qua NaOH (mới mất Al2O3) = 8.16 m 1 phần =8.16+0.06/2*102=11.22
m oxit = 9.6, nhân đôi lên 2 phần => m oxit = 19,2