Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp E gồm một anđehit và một hiđrocacbon (đều mạch hở, có số mol bằng nhau), thu được x mol CO2 và 0,18 mol H2O. Sục x mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thu được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được 10,08 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,26
B. 2,64
C. 3,15.
D. 7,56
Đáp án A
Nhận thấy tại 0,1 mol CO2 kết tủa đạt cực đại→ số mol CaCO3 cực đại : 0,1 mol
Tại 0,3 mol CO2 xảy ra hòa tan kết tủa (0,1 mol CaCO3)→ số mol OH- là : 0,1.2 + 0,2 =0,4 mol
Tại x mol CO2 thu được 0,04 mol CaCO3 → số mol HCO3- là : 0,4-0,04.2=0,32 mol
Bảo toàn nguyên tố C → x = 0,04 + 0,32 =0,36 mol
Đốt 0,18 mol hỗn hợp E ( gồm 0,09 mol andehit và 0,09 mol hidrocacbon) thu được 0,36 mol CO2 và 0,18 mol H2O
Số nguyên tử H trung bình là : 0,18.2: 0,18 = 2 → andehit HCHO : 0,09 mol hoặc HOC-CHO: 0,09 mol
TH1: HCHO: 0,09 → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36 – 0,09) : 0,09=3 → không có hidrocacbon thỏa mãn CTPT là C3H2.
TH2: HOC-CHO: 0,09 mol → số nguyên tử C trong hidrocacbon là : (0,36- 0,09.2) : 0,09 =2 → hidrocacbon là C2H2.
Khi cho HOC-CHO: 0,09 mol và CH≡CH: 0,09 mol tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa chứa Ag:0,09.4 = 0,36 mol và CAg≡CAg: 0,09 mol → m kết tủa: 0,36.108 + 0,09.240 = 60,48 gam
→ Vậy cứ 7,56 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 60,48gam kết tủa
→ 1,26 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 10,08 gam kết tủa