Câu 23 (TH): Theo hội nghị Ianta và Pốtxđam, việc giải giáp phát xít Nhật ở Việt Nam được giao cho quân đội nước nào?
A. Anh, Pháp. B. Anh, Mĩ.
C. Anh, Trung Hoa dân Quốc. D. Pháp, Trung Quốc
Câu 24 (TH): Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại...
Đọc tiếp
Câu 23 (TH): Theo hội nghị Ianta và Pốtxđam, việc giải giáp phát xít Nhật ở Việt Nam được giao cho quân đội nước nào?
A. Anh, Pháp. B. Anh, Mĩ.
C. Anh, Trung Hoa dân Quốc. D. Pháp, Trung Quốc
Câu 24 (TH): Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
C. Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
D. Ba cường quốc Liên xô, Mĩ, Anh đã họp hội nghị ở Ianta.
Câu 25 (TH): Cơ quan quyền lực nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Hội đồng Bảo an. B. Ban thư ký.
C. Tòa án Quốc tế. D. Đại Hội đồng.
Câu 26 (TH): Tổ chức nào sau đây không thuộc cơ quan chuyên môn Liên hợp quốc?
A. IMF, FAO. B. NATO, NAFTA.
C. WHO, PAM. D. UNDP, UNICEF.
Câu 27 (TH): Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với Liên hợp quốc?
A. Thành viên của Liên hợp quốc, ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009.
B. Việt Nam giúp cho Liên hợp quốc giảm tỷ lệ đói nghèo của châu Á.
C. Việt Nam không thể thiếu trong việc giúp các nước châu Á về y tế.
D. Là thành viên không thể thiếu giúp Liên hợp quốc giải quyết các vụ xung đột tranh chấp quốc tế.
Câu 28 (TH): Trong các nội dung của Hội nghị Ianta, theo em nội dung nào quyết định trực tiếp đến sự phân chia thế giới thành 2 cực, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Thành lập Liên hợp quốc .
C. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh.
Câu 29 (VD): Hãy đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
A. Liên hợp quốc thật sự trở thành một diễn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
C. Bảo vệ các di sản trên thế giới.
D. Cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ y tế.
Câu 30 (VD): Một trong những nguyên tắc hoạt động giống nhau giữa Liên hợp quốc và ASEAN là
A. không sử dụng hoặc đe doạ bằng vũ lực
B. hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội
C. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
D. các nước không được chạy đua vũ trang
Câu 31 (VD): Từ quyết định của Hội nghị Ianta, về phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á, Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng ra sao?
A. Mĩ xâm lược Việt Nam. B. Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
C. Nhật xâm lược Việt Nam. D. Đức xâm lược Việt Nam.
Câu 32 (VD): Nhận xét nào là đúng về vai trò của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Giữ vai trò quyết định trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.
C. Đánh dấu sự thắng lợi của các nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Hợp tác chặt chẻ với các nước tư bản để thúc đẩy sự ổn định chính trị thế giới.
Câu 33 (VD): Nhận xét nào dưới đây đúng về thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh.
C. Hình thành trật tự thế giới “đơn cực”.
D. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
Câu 34 (VD): Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 35 (VD): Sắp xếp theo thứ tự thời gian của các hội nghị quốc tế trong năm 1945 là:
1. Hội nghị Pốt-xđam được tổ chức ở Đức.
2. Hội nghị Xan Phơranxixcô được tổ chức ở Mỹ.
3. Hội nghị I-an-ta được tổ chức ở Liên Xô.
A. 123. B. 231. C. 132. D. 312.
Câu 36 (VD): Đánh giá hạn chế cơ bản của Liên hợp quốc qua nhận định sau:
A. Chưa giải quyết được công việc nội bộ của các quốc gia.
B. Một số xung đột ở một số nơi trên thế giới chưa được giải quyết: Trung Đông, tình hình biển đông, khủng bố,....
C. Chung sống hòa bình và thông qua sự nhất trí của các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 37. (VDC) Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết tình hình biển Đông hiện nay?
A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. Duy trì hòa bình và an ninh khu vực.
C. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào.
Câu 38. (VDC) Nhận định về những đóng góp của Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc?
A. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.
B. Trở thành uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.
C. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Có những đóng góp trong việc thực hiện chống tham nhũng, xoá đói giảm nghèo...
Câu 39. (VDC) Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
A. Một vài đảng phái người Việt thân Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam.
B. Cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
C. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương.
D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa truyền thống của mình.
Câu 40. (VDC) Việc Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa
A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
B. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.
D. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.
ĐÁP ÁN A