Mọi người giúp em viết code pascal mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 được không ạ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô!
Cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Hòa trong không khí rộn ràng hân hoan cả nước kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày qua, Trường..... đã có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi của toàn thế giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường cùng nhau hướng đến chào mừng ngày 20/11 hôm nay.
Đây là dịp để chúng ta gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những tháng ngày công tác, học tập mang đầy kỷ niệm và chan hòa tình cảm của chặng đường mà chúng ta đã đi qua.
Trong buổi lễ kỷ niệm trang trọng và chan hòa tình cảm này, cho phép tôi thay mặt BGH trường, xin gửi đến quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, CBCNV, học sinh cùng toàn thể quý vị lời chào trân trọng, thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, và thành đạt!
Kính thưa quý vị!
Trong năm vừa qua, và những tháng đầu năm học 2018- 2019 đã có những điển hình trong phong trào thi đua 2 tốt và các hoạt động giáo dục: Không ngừng học tập rèn luyện, miệt mài với công tác chuyên môn , toàn trường lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm học 2018- 2019 là năm học với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Là năm học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Tiếp tục thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả các cuộc vận động, chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và CBQL.
Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục.
Với tất cả ý nghĩa và tinh thần đó và đặc biệt hơn nữa những yêu cầu của đất nước và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống cao quý tốt đẹp của giáo giới Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục tô thắm những truyền thống ấy bằng tất cả nhiệt huyết với phẩm chất đạo đức cao quý, năng lực nghiệp vụ vững vàng và lòng tận tâm nghề nghiệp để hoàn thành trọng trách cao quý mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho.
Một mùa xuân nữa lại sắp đến đến với sự nghiệp GD&ĐT với các thầy cô giáo, một kỷ nguyên mới, một chặng đường đầy viễn cảnh mở ra đang chờ đón sự cống hiến của đội ngũ kỹ sư tâm hồn . "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói bất hủ của Hồ Chủ Tịch hòa quyện với bài ca trồng người sáng lên một niềm tin, một tình yêu, một giai điệu bất diệt của mùa xuân đất nước.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Qua buổi lễ này tôi mong muốn tất cả quý thầy, quý cô đem hết sức lực trí tuệ tình thương yêu của mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục xã nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học tới đạt hiệu quả cao.
Tôi xin chúc tất cả chúng ta, trong ngày lễ trọng đại này một sức khỏe dồi dào, một lòng yêu nghề mãnh liệt và là một khối đoàn kết, thống nhất để cùng nhau hoàn thành sứ mạng vinh quang "trồng người" cho cho thế hệ tương lai.
Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô mạnh khỏe hạnh phúc và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giáo viên các lớp lại tích cực đăng kí tham gia hội thi thao giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, khai thác sử dụng hiệu quả, sáng tạo phương tiện, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, các tổ khối trong các đơn vị trường học đã tổ chức thao giảng với nhiều khẩu hiệu như: “Tiết học hay, ngày học tốt”, “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, lớp khang trang, trường thân thiện”,… kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phần lớn các tiết dạy đều diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp tự nhiên trước lớp, nắm bắt bài nhanh. Sau các tiết dạy, ban giám hiệu và giáo viên trong tổ, khối sẽ tiến hành chia sẻ, góp ý với đồng nghiệp để tất cả cùng rút ra cho mình những bài học bổ ích về phương pháp, cách thức tổ chức tiết học cho phù hợp, hiệu quả và phát huy cao nhất tự tập trung, hưởng ứng học tập của học sinh. Cũng qua tiết dạy thao giảng, giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói việc tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là hoạt động rất thiết thực và bổ ích góp phần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các giáo viên. Đặc biệt, đây cũng là dịp làm cho thầy trò trở nên gần gũi, gắn bó, yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình, nâng cao uy tín với phụ huynh học sinh.
tham khảo nha
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
II. Phân công chuẩn bị .
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ
2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh
3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ
+ Dẫn chương trình: Minh, Hường
+ Kịch câm: Tuấn, Nga
+ Kéo đàn: Hà Vi
+ Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu
+ Hát: Trường, Hằng, Duy
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh
2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi
3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.
- Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.
- Biếu diễn văn nghệ:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Hát
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
Mẹ mua giúp con tấm thiếp chúc mừng để con tặng cô giáo nhân ngày 20 - 11, mẹ nhé !
Tham Khảo:
1. Thời gian địa điểm họp
- Thời gian: 8 giờ ngày 2 tháng 11 năm 2017.
- Địa điểm: Lớp 5B, Trường Tiểu học ......................
2. Thành phần tham dự
- Cô giáo: Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm lớp).
- Toàn thể các bạn học sinh lớp 5B
3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Chủ toạ: Nguyễn Minh Ngọc (lớp trưởng)
- Thư ký: Phạm Minh Nam
4. Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động.
5. Diễn biến cuộc họp
a) Bạn Minh Ngọc phổ biến kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.
b) Thảo luận
- Bạn Hoàng Bách: nêu ra biện pháp thực hiện phong trào thi đua lập nhiều điểm tốt, tích cực xung phong lên bảng để đạt giờ học xếp loại xuất sắc.
- Bạn Thanh Tùng và Hải đảm nhận công việc dán lại các khẩu hiệu, khung chữ trang trí lớp học.
- Bạn Mai, Linh và Thu đảm nhận công việc trang trí lại góc học tập của lớp, lau bàn ghế, cửa sổ.
- Bạn Hà phụ trách đội văn nghệ, lựa chọn tiết mục và tập luyện để dự thi hội thi văn nghệ của trường.
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
II. Phân công chuẩn bị .
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ
2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh
3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ
+ Dẫn chương trình: Minh, Hường
+ Kịch câm: Tuấn, Nga
+ Kéo đàn: Hà Vi
+ Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu
+ Hát: Trường, Hằng, Duy
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh
2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi
3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.
- Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.
- Biếu diễn văn nghệ:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Hát
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
Tham khảo
I. Mục đích:
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo nói chung và cô giáo chủ nhiệm nói riêng
II. Phân công chuẩn bị:
Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa, hoa,...: Tâm Như, Mỹ Anh, Hà My
Trang trí: Quang, Thành, Minh
Báo tường: Ngọc, Tuấn Anh, Cường, Ngân Hà.
Dẫn chương trình: Lớp phó Thu Hương
Tiết mục văn nghệ: Đội văn nghệ lớp chuẩn bị 3 tiết mục (2 bài hát và 1 bài múa)
Kịch câm: Tuấn, Nam, Thành (chủ đề nhớ ơn thầy cô)
Tiết mục hát tập thể bài "Người thầy": Cả lớp
Dọn vệ sinh lớp sau buổi lễ: Cả lớp.
III. Chương trình cụ thể:
Giới thiệu thành phần tham gia và chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/11: Lớp phó Thu Hương.
Chương trình văn nghệ mở đầu bài hát: "mái trường mến yêu"
Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Lớp trưởng Thủy Minh
Giới thiệu báo tường của lớp: Ngân Hà
Biểu diễn: Kịch câm
Tiết mục múa "Cô ơi"
Thầy cô phát biểu cảm nghĩ
Tiết mục hát "bụi phấn"
Thầy cô và cả lớp cùng hát chung bài "người thầy" và liên hoan bánh kẹo, trò chuyện, kết thúc buổi lễ.
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ
2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh
3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ
+ Dẫn chương trình: Minh, Hường
+ Kịch câm: Tuấn, Nga
+ Kéo đàn: Hà Vi
+ Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu
+ Hát: Trường, Hằng, Duy
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh
2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi
3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.
- Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.
- Biếu diễn văn nghệ:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Hát
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
Câu 1:
Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Câu 2:
là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3:
Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.
Câu 4:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.
Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".
Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.
Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".