K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2017

Đáp án C

3 tháng 3 2016

1.Nội dung bản chỉ thị :“Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

 Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi đông Dương, thì Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật - Pháp, đến ngày 12/3/1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

*Nội dung:

-Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính.

+Nguyên nhân: Vì mâu thuẩn giữa Nhật Pháp ngày càng gay gắt không thể đều hòa được (vì hai tên đế quốc không thể cùng ăn chung một miếng mồi béo bở)

+Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện.

-Xác định kẻ thù:Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.

-Khẩu hiệu đấu tranh:Thay khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp Nhật bằng khẩu hiệu đánh đuổi Phát xít Nhật.

-Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đao quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

*Ý nghĩa.

Chỉ thị, “Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”, có giá trị và ý nghĩa như một chương trình hành động, một lời hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của đảng.

2. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương đảng (9/3/1945) và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám.

*Tại Quảng Ngãi : Ngày 11/3/1945, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ.

*Tại căn cứ địa Việt Bắc: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Băng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập).

*Tại các đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Vinh, Huế, đà Nẵng, Sài Gòn..liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

 *Tại các vùng nông thôn: Phong trào kháng Nhật cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”,phong trào được quần chúng hưởng ứng rất đông đảo. Như vậy, tới những ngày đầu tháng 8/1945 cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.

 3.Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước.

-Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi.

 -Cao trào đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

-Qua cao trào, lực lượng cách mạng (bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở cả nông thôn và thành thị ) đã phát triển vượt bậc, trong khi lực lượng kẻ thù bị suy yếu nhanh chóng đưa tới thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám chín muồi. Với những ý nghĩa đó, cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dược vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.. 

31 tháng 7 2018

Chọn đáp án C

26 tháng 9 2017

Đáp án: C

17 tháng 2 2019

Chọn đáp án B.

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã nhận định Nhật đảo chính Pháp đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng thời cơ tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi => Hội nghị quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”.

4 tháng 1 2017

Đáp án B

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã nhận định Nhật đảo chính Pháp đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng thời cơ tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi => Hội nghị quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”.

Bởi vì khi đó thời cơ chưa chín muồi:

-Nhật vẫn chưa đầu hàng mà khi đó vẫn còn quá mạnh so với lực lượng của chúng ta

-Lực lượng của ta chưa sẵn sàng bởi vì sự kiện đó đến rất bất ngờ, ngay lúc đảng ta cũng đang họp.

-Tầng lớp trung gian(trung, tiểu địa chủ) hiện vẫn chưa ngả hoàn toàn về phía cách mạng mà vẫn còn đang phân vân không biết nên về phe nào.

 

6 tháng 9 2023
15 tháng 3 2018

Đáp án: C