Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập, tương tác cộng gộp quy định, trong đó kiểu gen càng chứa nhiều alen trội thì cây càng cao. Đem lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1. Cho hai cây F1 giao phấn với nhau, ở thế hệ F2, các cây cao 120 cm và các cây cao 200 cm chiếm tỉ lệ bằng nhau và bằng 9,375%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Sự có mặt 1 alen trội bất kì trong kiểu gen làm cây cao thêm 10 cm.
(2) Ở F2, có tối đa 4 kiểu gen quy định cây có chiều cao 160 cm.
(3) Ở F2, loại kiểu gen quy định cây có chiều cao 120 cm có số lượng lớn nhất.
(4) Ở F2, các cây có chiều cao 130 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất.
A. 3.
B. 0.
C. 2.
D. 1.
Đáp án B
Cây cao nhất có kiểu gen là AABBDD, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbdd.
F1 có kiểu gen là AaBbDd.
F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd.
9,375% = C16 : 26 = C56 : 26 => Cây có chiều cao 120 cm có 1 alen trội trong kiểu gen, cây có chiều cao 200 cm có 5 alen trội trong kiểu gen. => 4 alen trội làm cây cao thêm 200 – 120 = 80 cm => 1 alen trội làm cây cao thêm 20 cm.
Nội dung 1 sai.
Cây thấp nhất aabbdd sẽ có chiều cao 120 – 20 = 100 cm.
Cây có chiều cao 160 cm có 3 alen trội trong kiểu gen. Các kiểu gen quy định cây có chiều cao 160 cm là: AaBBdd; AabbDD, AABbdd; AAbbDd, AaBbDd,… => Nội dung 2 sai.
Loại cây có chiều cao 160 cm có ít nhất 7 loại kiểu gen quy định như trên.
Loại cây có chiều cao 120 cm có 1 alen trội trong kiểu gen => Chỉ có 3 kiểu gen quy định, alen trội là A, B hoặc D.
Nội dung 3 sai.
Nội dung 4 sai. Không có cây nào có chiều cao 130 cm.
Không có nội dung nào đúng