K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

* Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay ở nước ta là:
- Công nghiệp cơ khí

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Điện tử; Hoá chất; Dầu khí; Điện năng
 

* Các cơ sở khoa học để (+) các ngành công nghiệp trên là trọng điểm như sau:
- Trước hết các ngành công nghiệp trọng điểm phải là những ngành thoả mãn các điều kiện sau đây:
             + Phải là những ngành có thế mạnh lâu dài nghĩa là các sản phẩm của nó tạo ra luôn luôn cần thiết đối với đời sống của con
người, ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
             + Phải là những ngành có nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có ở trong nước, mà rất hạn chế phải nhập nguyên liệu từ nước
ngoài.
             + Phải là những ngành có khả năng thu hút nhiều nguồn lao động dư thừa cùng với tạo ra là nhiều việc làm đa dạng.
             + Phải là những ngành luôn luôn cho hiệu quả kinh tế cao.
             + Phải là những ngành mà khi phát triển, nó sẽ kích thích những ngành khác phát triển theo.

- Đối với các ngành chế biến nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng thì cơ sở khoa học để (+) 2 ngành này là
trọng điểm như sau:
Trước hết 2 ngành công nghiệp trên đều có thế mạnh lâu dài vì các sản phẩm của chúng tạo ra luôn cần thiết với đời sống
của con người như LTTP, đồ gỗ, sản phẩm dệt may.
            + Nguyên liệu của 2 ngành công nghiệp này ở nước ta rất phong phú, rất đa dạng, mà 1 số liệu đang có xu hướng tăng dần
về năng suất sản lượng đó là sản lượng LTTP ngày càng cao (hiện nay đạt 30 tr tấn lương thực). Sản lượng hiện nay trên 50 tr
tấn/năm, sản lượng thịt 1,2 tr tấn/năm, sản lượng cá biển 700000 tấn/năm.
            + Khi phát triển ngành công nghiệp trên, sẽ tạo ra nhiều việc làm đa dạng cho nguồn lao động dư thừa, vì sản xuất nguyên
liệu và phân bố các nhà máy chế biến khắp ở nhiều nơi, cả miền núi lẫn đồng bằng, cho nên các cơ sở sản xuất này để tạo ra nhiều
việc làm đa dạng cho người lao động ở mọi miền đất nước.
            + Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, nhiều công nghệ hiện đại và tạo ra nhiều nguồn hàn xuất khẩu. Vì các nguồn Ng/l và sản phẩm chế biến của các ngành
này hầu hết là những sản phẩm nhiệt đới đặc sản như cà phê, cao su, tiêu, Điều… rất hấp dẫn với thị trường các nước ôn đới, và
chính là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế thu hút ngoại tệ và xuất khẩu.
            + Phát triển các ngành công nghiệp trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công nghiệp rất cao vì nếu không có công nghệ chế
biến hiện đại thì các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất ít có giá trị kinh tế lớn, nhưng nếu có công nghệ chế biến hiện đại
thì những nguyên liệu đó sẽ trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ở thị trường ôn đới.
           + Khi phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản và hàng tiêu dùng, sẽ kích thích nhiều ngành khác cùng phát
triển điển hình là nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, hoá chất...
 

* Tóm lại: Công nghiệp chế biến nông - Lâm - thuỷ hải sản là sản xuất hàng tiêu dùng phải là 2 ngành công nghiệp hàng đầu
của nước ta
.
- Đối với công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là công nghiệp trọng điểm vì 0cơ sở sau:
          + Trước hết công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là những ngành thoả mãn 5 điều kiện như 2 ngành công nghiệp chế biến
nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
          + Ngoài ra: công nghiệp cơ khí điện từ còn là những ngành cung cấp các công cụ lao động không thể thiếu được đối với nền
kinh tế cuả mỗi quốc gia, đồng thời sự phát triển cơ khí điện tử là thể hiện trình độ văn minh công nghiệp của mỗi quốc gia. Cho
nên, nước ta muốn hội nhập với thế giới, muốn đảm nhận được 1 dây chuyền công nghệ chung của thế giới và khu vực thì buộc
nước ta phải có công nghiệp cơ khí và điện tử phát triển.

- Đối với công nghiệp hóa chất cũng là ngành trọng điểm vì nguyên liệu hóa chất tạo ra những sản phẩm rất cần thiết đối với
phát triển mọi ngành công nghiệp và đời sống con người như các loại muối, a xít, kiềm... Mặt khác, những nguồn nguyên liệu của
công nghiệp hóa chất lại rất hạn chế được nhập từ nước ngoài, vì thế công nghiệp hóa chất cần phải được phát triển mạnh trong
nước để được đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao.

- Công nghiệp dầu khí cũng là ngành trọng điểm vì công nghiệp dầu khí tạo ra các sản phẩm tiêu dùng rất cần thiết với đời
sống con người và của sự phát triển công nghiệp, điển hình như xăng dầu. Trong khi đó nguồn tài nguyên dầu khí của thế giới đang
có xu thế cạn kiệt nhanh mà nguồn tài nguyên này ở nước ta khá phong phú lại mới bắt đầu khác. Chính vì thế, phát triển công
nghiệp dầu khí vừa là để đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế và thu hút ngoại tệ...

- Đối với công nghiệp điện năng: trước hết điện năng được coi là động lực không thể thiếu được đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa ở mỗi nước, cho nên muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh chóng thì phải ưu tiên phát triển công nghiệp
điện đi trước 1 bước.
* Phương hướng tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:
- Trước hết cần phải xây dựng 1 cơ cấu ngành công nghiệp thật linh hoạt nghĩa là sao cho công nghiệp nước ta luôn phát
triển mạnh đạt hiệu quả cao thích ứng với mọi hoàn cảnh diễn ra ở trong nước và thế giới..

- Cần phải ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm trong đó đặc biệt chú ý tới các ngành công nghiệp chế
biến điện tử, điện năng... để tạo ra động lực phát triển chính tạo ra việc làm, thu hút nhiều ngoại tệ.

- Trong phát triển công nghiệp phải coi công nghiệp điện năng được ưu tiên hàng đầu và phân bố công nghiệp phải chú ý
nhiều tới vấn đề thị trường và môi trường.

- Sự phát triển công nghiệp của nước ta ngày nay phải chú ý nhiều tới công nghiệp ở miền núi trung du là để tạo điều kiện
khai thác hợp lý tài nguyên, thu hút lao động dư thừa, góp phần từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Mặt khác phải
mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế để tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới.

13 tháng 11 2023

Đặc điểm nào dưới đây không nói lên cơ cấu đa dạng của công nghiệp nước ta?

A. Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
B. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp.
D. Gồm các cơ sở Nhà nước, ngoài Nhà nước, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

18 tháng 12 2019

Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

6 tháng 1 2018

Đáp án A

7 tháng 6 2018

Đáp án A

24 tháng 1 2018

Đáp án A
Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.

23 tháng 2 2022

b1:

-nêu vai trò cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng:

=> Là ngành quan trọng, cơ bản. ... 

Cơ cấuCông nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực

-nêu vai trò cơ cấu ngành  công nghiệp cơ khí:

=>+ Là “quả tim của công nghiệp nặng", đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị. ..

. + Đưa nền sản xuất với kĩ thuật lạc hậu thành nền sản xuất với kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, có năng suất lao động cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

-nêu vai trò cơ cấu ngành công nghiệp điện tử-tin học:

=>

1. Vai trò

- Là một ngành công nghiệp trẻ.

- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

2. Cơ cấu 

Gồm 4 phân ngành:

- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...

- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...

25 tháng 2 2022

hay đấy nhưng thiếu tham khảo limdim

26 tháng 2 2022

Tham khảo 

2.

Giống nhau:Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, đều thuộc nhóm ngành công nghiệpchế biến (hoặc công nghiệp nhẹ).Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệpĐiều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nguyên liệu phong phú, chủ trươngchính sách của nhà nước,...).Tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Cơ cấu ngành: đa dạngPhân bố chủ yếu ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.Khác nhau:Vai trò: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có vai trò quan trọng hơn, chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong cơ cấu giá trị sản xuấtcông nghiệp (dẫn chứng).Điều kiện phát triển: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (quan trọng là công nghiệp dệt - may) nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, phải nhập nguyên liệu với khối lượng lớn
16 tháng 10 2023

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

16 tháng 10 2023

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.