Cho đoạn văn sau:
"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một cũn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?
c. Theo tác giả Thạch Lam, khi thưởng thức cốm cần đánh thức những giác quan nào của con người?
d. Em hãy kể tên 4 món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định và đặt một câu văn có sử dụng những từ ngữ chỉ hai món ăn mà em vừa kể.
GIÚP MN VỚI AI ĐÚNG MN KẾT BẠN
Answer:
a. Nội dung: Hương vị cốm khi được thưởng thức đúng cách
b. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
c. - Khi thưởng thức cốm cần đánh thức giác quan:
+ Khứu giác (mũi: cảm nhận hương cốm), cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ, mùi hơi ngát của sen già
+ Vị giác (miệng: cảm nhận vị cốm), chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loại thảo mộc
+ Thị giác (mắt: màu của cốm), màu xanh của cốm
d. - Bốn món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định:
+ Phở bò Nam Định
+ Nem nắm Giao Thủy
+ Bánh cuốn Làng Kênh
+ Bánh gia Nam Định
- Đặt câu: Đến Nam Định mà không thưởng thức phở bò đặc trưng nơi đây hay bánh gai nguyên vị truyền thống thì hẳn là quá phí.