K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD 11 trang 9 thì cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ , phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô, và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế , các vùng kinh tế. Trong các cơ cấu kinh tế của nền kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất vậy đáp án đúng là cơ cấu ngành kinh tế

4 tháng 1 2018

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

18 tháng 12 2021

;-;

3 tháng 9 2021

A

3 tháng 9 2021

Đáp án D nhé

Câu 1. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làA. cơ cấu ngành kinh tế. B. cơ cấu thành phần kinh tế.C. cơ cấu lãnh thổ. D. cơ cấu lao động.Câu 2. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?A. Đất, khí hậu, dân số. B. Dân số, nước, sinh vật.C. Sinh vật, đất, khí...
Đọc tiếp

Câu 1. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

A. cơ cấu ngành kinh tế. B. cơ cấu thành phần kinh tế.

C. cơ cấu lãnh thổ. D. cơ cấu lao động.

Câu 2. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?

A. Đất, khí hậu, dân số. B. Dân số, nước, sinh vật.

C. Sinh vật, đất, khí hậu. D. Khí hậu, thị trường, vốn.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lãnh thổ?

A. Là sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

B. Là khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

C. Là sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

D. Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 4. Cho bảng số liệu:

GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2010

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm Tổng số Phân theo thành phần kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1990 41, 9 13, 3 27, 1 1, 5

1995 228, 9 92, 0 122, 5 14, 4

2000 441, 7 170, 2 212, 9 58, 6

2010 2157, 7 722, 0 1054, 0 381, 7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, NXB Thống kê, 2011)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2010, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.

Câu 5. Trong các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, trang trại là hình thức sản xuất

A. nhỏ. B. lớn. C. cơ sở. D. đi đầu.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của cây công nghiệp?

A. Khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh.

B. Tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.

C. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc.

D. Là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm

Câu 7. Cây lúa mì được trồng nhiều ở miền khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới và cận nhiệt. B. Ôn đới và cận nhiệt.

C. Nhiệt đới và ôn đới. D. Cận cực và ôn đới

Câu 8. Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp vì nó là

A. tư liệu sản xuất. B. đối tượng lao động.

C. quyết định cơ cấu cây trồng. D. khả năng phát triển nông nghiệp.

Câu 9. Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để

A. Trồng cây lương thực. B. cây công nghiệp ngắn ngày.

C. Cây công nghiệp lâu năm. D. Cây thực phẩm.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về vai trò của cây công nghiệp?

A. Phá thế độc canh, góp phần bảo vệ nguồn nước.

B. Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường

C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực.

D. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Câu 11. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là cung cấp

A. nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.

B. nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.

C. gen quý hiếm.

D. nguyên liệu để sản xuất dược phẩm

Câu 12. Vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi nên trong sản xuất nông nghiệp cần

A.Tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

BTuân thủ quy luật sinh học , quy luật tự nhiên.

C.Hiểu biết quy luật sinh học và tôn trọng quy luật.

D.Hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên

Câu 13. Điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?

A. Đối tượng của xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.

B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

C. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.

D. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.

Câu 14. Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc thường phân bố ở những nơi có

A. thị trường tiêu thụ rộng. B. nguồn lao động dồi dào.

C. điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Câu 15. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen can, gối vụ), vì nông nghiệp

A. Có tính vụ mùa. B. Phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

C. Trở thành ngành sản xuất hàng hoá. D. cung cấp hàng hóa xuất khẩu

Câu 16. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. Tập quán canh tác cổ truyền. B. Chuyên môn hóa và thâm canh.

C. Công cụ thủ công và sức người. D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Câu 17. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2003

Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2003

Sản lượng (triệu tấn) 676, 0 1213, 0 1561, 0 1950, 0 2060, 0 2021, 0

(Nguồn: SGK Địa lý 10)

Để thể hiện quy mô sản xuất lương thực thế giới, biểu đổ thích hợp nhất là?

A.Tròn. B.Cột. C.Đường. D.Miền.

Câu 18. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là?

A. Sản xuất có tính mùa vụ. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.

Câu 19. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện

A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Câu 20. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là

A. đều sản xuất bằng thủ công.

B. đều sản xuất bằng máy móc.

C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng.

D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu.

Câu 21. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là

A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí.

C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng.

Câu 22. Để kích thích mở rộng sản xuất mạnh trên thị trường, các nhà kinh doanh cần biết

A. giá trị hàng hoá giảm. B. cung lớn hơn cầu.

C. cầu lớn hơn cung. D. người bán gặp khó khăn

Câu 23. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò

A. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất.

B. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động.

C. nhằm hạn chề tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra.

D. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 24. Căn cứ để phân loại các ngành công nghiệp thành hai nhóm: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến là

A. nguồn gốc của sản phẩm. B. tính chất sở hữu của sản phẩm.

C. công dụng kinh tế của sản phẩm. D. tính chất tác động đến đối tượng lao động.

Câu 25. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc

A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường.

C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.

D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp

Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

B. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

D. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế

Câu 27. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước là

A. tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp. D. tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

Câu 28. Ý nào sau đây đúng nhất khi so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và điểm công nghiệp?

A. quy mô rộng lớn, ranh giới rõ ràng, được đặt ở vị trí thuận lợi.

B. quy mô rộng lớn, đồng nhất với điểm dân cư, nằm gần nguồn nguyên liệu, nông sản.

C. có ranh giới rõ ràng, gồm 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ với nhau.

D. đồng nhất với điểm dân cư, gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp có mối liên hệ sản xuất với nhau

Câu 29. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản có đội tàu buôn lớn nhất thế giới là

A. có nhiều hải cảng lớn.

B. Nhật bản có vị trí giáp biển và đại dương lớn.

C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu.

D. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

Câu 30. Cho biểu đồ:

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.

Câu 31. Điều nào sau đây nói lên động lực để phát triển nền kinh tế của một nước?

A. Sản xuất phát triển mạnh. B. Giá cả hàng hoá tăng nhanh.

C. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. D. Cầu lớn hơn cung

 

Câu32. Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất ảnh hưởng đến

A.Quy mô. B.Năng suất. C.Chất lượng. D.Cơ cấu.

Câu 33. Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp được hình thành và phát triển trong thời kì

A.Công nghiệp hiện đại. B.Công nghiệp hóa.

C.Nông nghiệp hóa. D.Nông nghiệp cổ truyền.

Câu 34. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì vai trò chủ yếu nào?

A. tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới.

B. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa.

C. phục vụ nhu cầu đi lại của con người trong một quốc gia.

D. gắn hoạt động kinh tế trong nước với các quốc gia trong khu vực.

Câu 35. Vì giá trị sản phẩm cây công nghiệp sẽ tăng sau khi chế biến nên cây công nghiệp thường được trồng ở nơi

A.có điều kiện tự nhien thuận lợi.

B.có các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đó.

C.vùng có nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm.

D.có nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

Câu 36. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ chủ yếu là do

A.thành tựu về KHKT.

B.các đồng cỏ với giống mới cho năng suất cao.

C.thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.

D.hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn.

Câu 37. Cán cân xuất nhập khẩu là

A. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương.

B. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu.

C. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất.

D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu.

Câu 38. Một trong những vai trò quan trọng của rừng về mặt sinh thái là

A.cung cấp gỗ và các loại lâm sản. B.Cung cấp dược phẩm.

C.bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. D.bảo vệ đất.

Câu 39. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm 2010 2012 2013 2014 2015

Xuất khẩu 1578 2049 2209 2342 2275

Nhập khẩu 1396 1818 1950 1959 1682

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016)

Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất - nhập khẩu của Trung

Quốc, giai đoạn từ năm 2010 - 2015?

A. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. B. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu.

C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. D. Tỉ trọng nhập khẩu giảm so với xuất khẩu.

Câu 40. Cho bảng số liệu:

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ

DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016

(Đơn vị: Tỷ đô la Mĩ)

Quốc gia Cam-pu-chia Bru-nây Lào Mi-an-ma

Xuất khẩu 12, 3 5, 7 5, 5 11, 0

Nhập khẩu 13, 1 4, 3 6, 7 17, 7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh giá trị xuất nhập khẩu của các nước là

A.Đường. B.Tròn. C.Miền. D.cột.

0
4 tháng 11 2018

XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.

 

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ

   + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

   + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

Lãnh thổ kinh tế

- Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động.

- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành.

14 tháng 12 2022

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

19 tháng 3 2018

ĐÁP ÁN B.

15 tháng 7 2017

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD 11 trang 9 thì cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ , phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô, và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế , các vùng kinh tế. Trong các cơ cấu kinh tế của nền kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất vậy đáp án đúng là cơ cấu ngành kinh tế