Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên". Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.
Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!
Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.
Đề 1:
“ Sống chết mặc bay” được coi là một trong những sáng tác mở đầu khuynh hướng văn học hiện thực ở nước ta về đề tài trong cuộc sống thực của xã hội, đó là cảnh hàng năm người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống chính mình. Cảnh dân phu hộ đê, chống với cơn lũ được tác tác giả miêu tả cụ thể. Bọn quan lai thường được mệnh danhlà phụ mẫu của dân, bản chất thối nát, mất cả lương tri của bọn chúng, được ngòi bút hiện thực phơi bày, tố cáo. Thông qua hình tượng nhân vật quan huyện, tác giả đã cho người đọc hình dung được bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời. Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét từ diện mạo, dáng điệu, ngôn ngữ phù hợp với tâm lí, tính cách của một tên quan hống hách, táng tận lương tâm. Kết cấu của truyện xây dựng trên sự phát triển của hai cảnh đối lập để làm nổi bật chủ đề. Bút pháp miêu tả không phải là bút pháp tượng trưng, ước lệ mà là cách miêu tả cụ thể,chi tiết, sống động.
Đề 2:
DÀN Ý
1. Phân tích nhân vật:
-Mị trước khi làm dâu nhà thống lý: Cô gái người Mèo xinh đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, khao khát yêu và đã được yêu.
- Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lý: Người đàn bà sống nhẫn nhục trong tăm tối =>Danh nghĩa là con dâu song kì thực là nô lệ, Mị là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần
- Sức sống mãnh liệt của Mị:
+ Lần 1: Mới bị bắt về làm dâu=> định tìm đến cái chết vì không chấp nhận sống nô lệ
+ Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân=> Mị muốn đi chơi
+ Lần 3: Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ=> hành động bất ngờ, bột phát thể hiện tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.
- Mị đến với cách mạng như là một tất yếu của quy luật có áp bức có đấu tranh, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Mị:
- Nhân đạo là thương người vì con người mà lên tiếng
- Câu chuyện đau buồn của Mị không phải là chuyện riêng của Mị mà tiêu biểu cho người phụ nữ miền núi trong chế độ phong kiến- thực dân
- Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đẹp tiêu biểu cho khát vọng sống khát vọng hạnh phúc của người dân miền núi và hành trình tất yếu tìm đến cách mạng của họ
=> Truyện mang giá trị nhân đạo sâu sắc: xót xa với những số phận bất hạnh, ngợi ca những tâm hồn tuổi trẻ yêu đời trong sáng, bất bình với những tội ác man rợ của bọn quan lại miền núi và đồng tình với khát vọng giải phóng của người dân miền núi với chế độ thực dân phong kiến xưa
. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:
- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn
- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn
→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.
Gợi ý
1/ Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt, nêu ý kiến.
- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.
- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.
2/ Giải quyết vấn đề:
2.1/ Giải thích ý kiến:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:
+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:
a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:
* Tình huống truyện:
- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.
- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.
+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.
+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:
+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...
+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.
b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:
* Tình huống truyện:
- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:
+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.
+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.
- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.
- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
3/ Đánh giá chung:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.
Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!.. mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ, sâu sắc:
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất bộ mặt, linh hồn người
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, bản chất thiện lương của con người
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao có những nét mới và sâu sắc riêng.