K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2019

Đáp án A

Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản, nền công nghiệp của đất nước hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Đây chính là thách thức nội tại trong quá trình phát triển công nghiệp của Nhật Bản.

19 tháng 12 2017

Đáp án C

Một trong những khó khăn về công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là: Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

7 tháng 7 2019

Đáp án B :

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:

Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn

28 tháng 7 2018

Đáp án B.

Giải thích: Giai đoạn 1952 - 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:

- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

6 tháng 1 2017

Theo sgk Địa lí 1 trang 77, những nguyên nhân chủ yếu sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 không bao gồm Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại, đồng thời, đây cũng là giai đoạn toàn cầu hóa chưa tác động mạnh mẽ như hiện nay => Chọn đáp án C

24 tháng 2 2019

Đáp án A

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955 – 1973 là do áp dụng các chính sách  kinh tế đúng đắn như: chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung vào các ngành then chốt theo từng giai đoạn, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng…(SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 77)

=> Loại đáp án B, C, D

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 không phải do: tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.

15 tháng 6 2017

Đáp án A

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955 – 1973 là do áp dụng các chính sách  kinh tế đúng đắn như: chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung vào các ngành then chốt theo từng giai đoạn, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng…(SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 77)

=> Loại đáp án B, C, D

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 không phải do: tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.

2 tháng 2 2016

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

13 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta

* Nhận xét: Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng, từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2808,1 nghìn ha (năm 2010), tăng 1608,8 nghìn ha (tăng gấp 2,34 lần).

- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định: tăng 255,6 nghìn ha, từ 542,0 nghìn ha (năm 1990) lên 797,6 nghìn ha (năm 2010), tăng gấp 1,47 lần. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm.

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục, lừ 657,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2010,5 nghìn ha (năm 2010), tăng 1353,2 nghìn ha (tăng gấp 3,06 lần).

- So với diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

* Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cây công nghiệp nước ta:

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn nước tưới dồi dào,...), nhưng những tiềm năng này mới chỉ được khai thác một phần.

- Nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).

- Việc đảm bảo an ninh lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng các cây công nghiệp.

- Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.

- Sự hoàn thiện công nghiệp chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sơ chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường thế giới.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế

2 tháng 8 2018

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu:

   - Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp. (0,75 điểm)

   - Tăng vốn. (0,5 điểm)

   - Gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. (0,5 điểm)

   - Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm)

   - Duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công. (0,75 điểm)