Hãy tả 1 bài văn về quê em sinh sống từ 10 câu chở lên còn có kết bài mở rộng nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO:
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kỳ Cùng. Bắc Kạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn Quảng Ngãi có núi Thiên Ấn trầm tư bên dòng sông Trà Khúc. Núi Thiên Ấn đã cùng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.
2) Kết bài kiểu mở rộng
Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những tòa nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.
tham khảo
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Tháng mười nắng vàng hoe. Ban đêm sao lấp lánh bầu trời xanh. Trăng sáng vằng vặc. Mọi người mọi nhà trong làng em đều náo nức sửa soạn. Các mẹ các chị đi chợ về sớm hơn. Liềm hái, xe công nông được sửa sang. Lúa ngoài đồng ửng vàng lên. Sớm nay, tiếng gà gáy sáng vừa râm ran, cả làng Bàng đã tấp nập kéo ra đồng đông vui như ngày hội. Vụ gặt đã bắt đầu.
2) Kết bài theo kiểu mở rộng
“Ba tháng trồng cây không bằng một ngày trông quả". Một vụ mùa bội thu. Năm năm liền được mùa. Niềm vui hiện lên từng khuôn mặt rạng rỡ. Cây rơm chất đầy, cao ngất vàng khươm. Lúa vàng óng, khô giòn phơi đầy sân, đóng bao xếp đầy nhà. Tiếng điếu cày của bố rít lên nghe giòn hơn mỗi sáng, mỗi chiều. Mẹ bán thêm lứa lợn, bàn với bố việc sửa nhà.
Cánh đồng làng sau một tuần chỉ còn trơ gốc rạ. Chúng em chuẩn bị thả diều. Sau mùa gặt cả làng vui. Nồi cơm gạo trắng thơm, mẹ xới đầy, giục đàn con mỗi đứa ăn thêm bát nữa.
Tham khảo nha em:
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có cái đẹp ta dễ dàng trông thấy, cũng có cái đẹp khuất lấp, có cái đẹp hiện ngay ra trước mắt nhưng vì một lý do nào đó mà ta vô tình quên lãng. Dòng sông quê hương ngày ngày trở phù sa bồi đắp cho ruộng vườn quê hương thêm xanh tốt chính là một trong những vẻ đẹp của quê hương tôi.
Con sông quê tôi hiền hoà lắm. Màu nào, sông cũng lững lờ trôi như thể ngắm thật sâu, thật kĩ vẻ đẹp của quê hương mình vậy. Nước sông lững lờ trôi.
Mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và ở bên kia bờ sông cũng thế. Mùa xuân, nước sông trong lắm, chỉ nổi gợn sóng li ti, thậm chí đứng trên bờ tôi còn có thể nhìn thấy những chú cá tung tăng bơi lội ở phía dưới.
Rồi khi hè sang, những tia nắng chiếu xuống mặt sông s nước sông ánh lên một màu vàng nhẹ. Những bác nông dân đi gặt về, giữa cái nắng oi nồng của mọi hè, khi ngày tàn, lại dừng chân nơi dòng sông ngồi nghỉ cho mát. Những đứa trẻ thơ ngày ngày ra dòng sông tắm, nước sông chảy trên người chúng như là quê hương đang nuôi lớn chúng từng ngày, từng năm. Những cây tre bên bờ soi bóng xuống như hình ảnh của những người thiếu nữ đang chải tóc, đang phô diễn vẻ đẹp của mình cho mọi người.
Thu về, nước sông không còn ánh lên màu vàng của nắng nữa. Cây bàng mùa thu thay la, những chiếc lá bàng đỏ in bóng xuống dòng sông khiến một góc dòng sông chuyển sang màu đỏ. Những chiếc lá rơi trên dòng sông quê khiến dòng sông như khoác trên mình một tấm sặc sỡ màu sắc. Khi ấy, dòng sông mới điệu làm sao!
Đông về, những cây cối ven sông đã dần rụng hết lá, chỉ còn lại trơ trụi. Dòng sông khi ấy lạnh hơn, nó mang một sắc thái của mùa đông quê hương. Không rạo rực, sôi nổi như khi hè đến mà dường như có cái gì đó thâm trầm. Và dòng sông như thế có phải là muốn nhắc nhở chúng tôi rằng: mùa đông rồi, hãy giữ ấm, đừng nghịch nước vì có thể bị ốm!
Dòng sông không chỉ là vẻ đẹp của quê hương tôi mà còn trở thành nơi se duyên cho bao người. Nó đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của quê hương tôi rồi. Tôi yêu dòng sông như yêu quê hương của mình vậy!
Tham khảo:
Quê hương là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn, từ thuở nằm nôi ta đã được nghe mẹ hát những bài ca dạy ta yêu quê. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, em không chỉ yêu mà còn tự hào vì nơi đó có con sông Hương đẹp say lòng người.
Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.
Em rất yêu dòng sông Hương, đó là một cảnh đẹp làm nên nét đặc trưng của xứ Huế thân thương. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thành công, đi muôn nơi, mang vẻ đẹp của dòng sông này tới mọi người.
Quê ngoại em ở vùng trung du, nơi có núi đồi trập trùng trải dài về phía xa vô tận. Giữa những dãy núi là cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ sông Cầu uốn quanh. Một sáng sớm mùa hạ về quê, em được theo ngoại ra cánh đồng. Cảnh đẹp hiện ra khiến em vô cùng thích thú và ấn tượng.
Kết bài mở rộng Tả cánh đồng lúaDù chỉ được về thăm quê trong ít ngày ngắn ngủi nhưng bức họa về đồng quê một buổi sớm để lại trong em rất nhiều cảm xúc, đó là sự thanh bình và yên ả, là thiên nhiên xanh tươi và cuộc sống lao động bình dị, êm ấm. Nhìn cánh đồng quê và nụ cười hiền hậu của ngoại, em mong ước cánh đồng này sẽ lại có một vụ mùa bội thu. Cho một cuộc sống no ấm đủ đầy sẽ lại về với người dân quê em.
Kết bài kiểu mở rộng
KB1 -Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.
KB2 -Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Tôi rất yêu con sông ở quê tôi. Dù có đi xa tôi đâu con sông quê thân thương bên lỡ bên bồi sẽ ko bao giờ vơi cạn nhu tình yêu của tôi đối với nó.
Ai viết em thì thấy từ Tôi - Em
Tả con sông quê em.
1)Mở bài kiểu gián tiếp
Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.
2)Kết bài kiểu mở rộng
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình quê hương.
Tả cánh đồng lúa của quê em.
1)Mở bài kiểu gián tiếp
Em được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em.
2)Kết bài kiểu mở rộng
Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em
Mik lớp 6 đây cũng chịu thôi.bạn lên mạng xem rồi viết lại bằng lời của mik.mik cũng hay dùng cách đó lắm.bạn cũng nên thử đi
Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động
b.
Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhất là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi.
Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gãy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình em cũng sum họp một lần.
Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi.
Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây của mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
c. Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
Học tốt ( sai thì cho mk xin lỗi )..........
a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô, bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
Quê gốc em ở tỉnh Hà Tây cũ, nay trực thuộc thành phố Hà nội, em đã có đến mấy năm trời không về thăm lại quê hương, mà những kỷ niệm về những ngày nhỏ dại được ở với ông bà cũng chỉ còn thấp thoáng trong tâm trí. Thế nên trong đợt giỗ hết ba năm của bà nội, em đã được cùng bố về thăm quê để gợi nhắc lại những ký ức một thời.
Ngày về đặt chân xuống mảnh đất quê hương, em thấy lòng dấy lên những xúc cảm lạ kỳ, là xúc động là sung sướng khôn nguôi. Nhà nội em, nằm bên cạnh một cái ao lớn, nước quanh năm xanh ngắt một màu. Từ gian nhà phụ, mà ông em thường dùng để hóng mát và ăn cơm, mở cửa sổ là có thể nhìn thẳng ra mặt ao ấy, rồi nhìn sang tận bên kia bờ nơi có gốc đa chẳng biết bao nhiêu tuổi. Nơi ấy là chỗ các cụ thường ngồi chơi, nói đủ thứ chuyện trên đời, cũng là nơi mà bao thế hệ trẻ con đã từng săm soi những quả đa chín, rồi rình mò cả những ổ trứng chim,... Khi dạo quanh đường làng, em lặng lẽ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, mấy năm trời quê em cũng thay đổi rất nhiều, con đường đất khi xưa nay đã thay bằng con đường bê tông rộng rãi và bằng phẳng. Những ngôi nhà gạch ngói giờ cũng chỉ còn lác đác vài ba gian, thay vào đó là những ngôi nhà 2, 3 tầng khang trang rộng rãi. Thế nhưng có những thứ vẫn không đổi thay, ấy là cái giếng nước đã có từ thuở bố em còn nhỏ bên cạnh một cái điếm canh làng, nơi dân làng tụ tập mỗi khi có hội hè, công to việc lớn. Và thứ em ấn tượng và yêu thích nhất vẫn là những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu, trải rộng, thi thoảng lại thấy một bác nông dân đi thăm đồng, cùng với những cánh cò trắng dập dờn. Mang đến cảm giác giác thư thái và yên bình của một vùng quê ngoại thành, khác hẳn với cái ồn ào tấp nập nơi thủ đô.
Dẫu không thường xuyên ở quê nội, thế nhưng em vẫn dành cho nơi một tình cảm sâu sắc, có lẽ bởi vì những ngày nhỏ dại em đã từng có những ngày tháng vui vẻ và hạnh phúc bên cạnh ông bà. Hy vọng rằng mảnh đất thân thương này sẽ ngày một phát triển hơn nữa, để mỗi một người con xa quê khi nhớ về đều cảm thấy tự hào và nhớ nhung tha tiết diện mạo quê cha đất tổ
HT và $$$
TL
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, vậy là sau mấy tháng gieo trồng, chăm sóc, cuối cùng ruộng lúa nhà em cũng đã bắt đầu đến mùa gặt. Đang là mùa hè nên em cùng các bạn nhỏ khác được theo bố mẹ ra đồng gặt lúa.
Đi từ đằng xa, mùi hương thơm của lúa chín đã ngào ngạt. Trước mắt em là cả một màu vàng rực rỡ. Những bông lúa đang xì xào, đung đưa trong gió như mời gọi “này các bạn nhỏ ơi hãy đến đây chơi cùng với chúng tớ nào”. Càng lại gần, vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín càng cuốn hút em. Lúa nghiêng mình tạo thành những đợt sóng. Lúa như đang múa, một điều múa rất riêng.
Người dân quê em thường đổi công cho nhau, lúa nhà nào chín trước sẽ cùng gặt trước. Lúa nhà nào chín sau sẽ gặt sau. Ở đằng xa, một vài ruộng lúa vẫn còn xanh. Thân của chúng chưa vàng sẫm mà hãy còn xanh. Chỉ ít ngày nữa thôi chúng cũng sẽ chuyển vàng. Ở giữa những ruộng lúa người dân cắm các chú bù nhìn rơm để giúp họ đuổi sâu hại lúa.
Mẹ cho em ngắt một bông lúa chín. Hạt gạo non còn thơm mùi sữa. Nhìn bố mẹ cùng các bác nông dân đôi tay thoăn thoắt gặt lúa, em cảm thấy nhịp sống thật hối hả. Buổi trưa khi mặt trời lên cao, mọi người hân hoan trở về nhà. Chiếc máy tuốt lúa lúc này lại được dịp hoạt động. Em yêu sao cánh đồng lúa chín quê mình.
TK CHO M
HT