(1) - Mặt lão đột nhiện co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mén của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc … (2) - Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” (3) - Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép súi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết bị bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình đến vậy chỉ có tôi với Binh Tư mới hiểu. Câu a: (1 điểm) Các đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào? Tìm những từ cùng trường vựng với nhau, đặt tên cho trường từ vụng đó. Câu b: (1 điểm) Đoạn trích thứ (3) kể lại sự việc gì? Tại sao có nhiều người hàng xóm chứng kiến cái chết của lão Hạc mà chỉ có nhân vật “tôi” và Binh Tư mới hiểu mới hiểu về cái chết đầy đau đớn của lão Hạc? Câu c: (2 điểm). Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong ba đoạn trích trên? Câu d: ( 1 điểm). Xác định thán từ trong đoạn trích (2) và cho biết thán từ đó biểu thị điều gì? Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bên dưới: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...” (Trích: Ngữ văn 8- tập 1) Câu a: ( 1 điểm) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của Câu b: . (1điểm) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì? Câu c: . (1 điểm) Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy? Câu d: (2 điểm): Phân biệt từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt câu với mỗi từ tượng hình, từ tượng thanh sau: lập lòe, ào ào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tâm trạng đau đớn, day dứt của lão Hạc khi việc mình bán chó.
1. Từ tượng hình: móm mém
Từ tượng thanh: hu hu
2. Câu đơn (Câu trần thuật)
3.
Em tham khảo:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Thật đau khổ! Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Lão bị cuộc đời đau khổ dồn đến bên bờ vực thẳm, không còn cách khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Câu BĐ+ Câu đặc biệt: In đậm nghiêng