Cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với
A.đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. cải biến xã hội.
C. giành độc lập dân tộc.
D. giải phóng giai cấp nông dân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi Pháp với cải biến xã hội, đây là 2 mặt của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là:
-Phan Bội Châu: chủ trương bạo động để đánh đuổi Pháp.
-Phan Chu Trinh chủ trương cải cách để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Đáp án B
Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi Pháp với cải biến xã hội, đây là 2 mặt của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là:
-Phan Bội Châu: chủ trương bạo động để đánh đuổi Pháp.
-Phan Chu Trinh chủ trương cải cách để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
Thái độ, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX với cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đại địa chủ dựa vào thực dân Pháp, giàu lên nhanh chóng, có quyền lợi gắn chặt với đế quốc, là chỗ dựa của đế quốc và dựa vào đế quốc để ra sức bóc lột nhân dân, địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp nông dân: cuộc sống cơ cực bởi nhiều thuê khóa, địa tô, lao dịch, bị tước đoạt ruộng đất. Là lực lượng cách mạng to lớn nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
- Giai cấp công nhân: họ là nông dân bị mất ruộng đất, buộc phải đi làm thuê, bán sức lao động trong các đồn điền. Số lượng công nhân không ngừng tăng nhanh. Do bị thực dân, phong kiến bóc lột tàn bạo nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ để cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống. Công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng.
- Giai cấp tư sản: họ là những người làm đại lí, thầu khoán, chủ xưởng, chủ hiệu buôn, sĩ phu tiến bộ, lập hiệu kinh doanh, trở thành giai cấp tư sản. Tư sản hoạt động công thương, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập các xưởng nhưng bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép, số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt.
- Giai cấp tiểu tư sản: họ là tiểu thương, tiểu chủ, viên chức cấp thấp, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên... số lượng ngày càng đông, có tinh thần dân tộc nên hào hứng tham gia cuộc vận động cứu nước.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
3 . Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gì?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng
Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam rất nhiều. Các đặc điểm của tác động này bao gồm:
- Pháp đã áp đặt chế độ thuế và hạn chế thương mại, gây ra sự bất công và khó khăn cho người dân Việt Nam.
- Pháp đã áp đặt các chính sách phân biệt chủng tộc và đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập của người dân Việt Nam, gây ra sự bất ổn và xung đột trong xã hội.
- Pháp đã khai thác tài nguyên và đưa chúng về châu Âu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của các nước phương Tây, gây ra sự thiếu hụt tài nguyên và làm giảm năng suất nông nghiệp của Việt Nam.
Đối với giải phóng dân tộc, các tầng lớp giai cấp trong xã hội có thái độ khác nhau. Các tầng lớp nông dân và công nhân thường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, vì họ là những người bị đàn áp và khai thác nặng nề nhất. Các tầng lớp trí thức và quý tộc thì có thái độ khác nhau, có người ủng hộ và có người phản đối. Tuy nhiên, với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, nhiều người trong các tầng lớp này cũng đã tham gia và ủng hộ phong trào này.