Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở, thu được 36,52 gam CO2và 14,67 gam H2O. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan T. Đốt cháy hết T, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 44,2 gam. Biết hai α-amino axit tạo nên X, Y, Z no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2; X và Y là đipeptit và có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Tổng số nguyên tử trong ba phân tử của ba peptit là
A. 72
B. 67
C. 87
D. 92
Đáp án C
Đốt cháy hết hỗn hợp H thu được 0,83 mol CO2 và 0,815 mol H2O.
Tổng số nguyên tử O trong ba peptit là 12 do vậy tổng số gốc aa trong 3 peptit là 9 vậy Z là 5-peptit
Quy đổi H vè C2H3ON a mol, CH2 b mol và H2O c mol
=> 2a+b= 0,83=> 1,5a+b+c= 0,815
Muối khan T gồm C2H4O2NNa a mol và CH2 b mol
Đốt T sẽ thu được 1,5a+b mol CO2 và 2a +b mol H2O
=> 44(1,5a+b)+18(2a+b)= 44,2
Giải được: a=0,33; b=0,17; c=0,15
Gọi số mol của X, Y lần lượt là m, số mol của Z là n
=> m+n= 0,15=> 2m+5n=0,33
Giải được: m=0,14; n=0,01
Do X, Y là dipeptit cùng số nguyên tử C nên X, Y gồm hai aa thay đổi vị trí của nhau.
Do vậy số mol của hai amino axit đều từ 0,14 trở lên
Vậy một amino axit là Gly 0,16 mol và 0,17 mol Ala (từ 0,17 mol CH2)
Do vậy X và Y đều có dạng GlyAla và Z là Ala3Gly2
Vậy tổng số nguyên tử của 3peptit là 87